(Baothanhhoa.vn) - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được tỉnh định hướng dựa trên nguyên tắc sau chuyển đổi phải có giá trị kinh tế cao hơn, việc chuyển đổi phải được thực hiện linh hoạt để khi cần thiết sẽ chuyển sang trồng lúa. Thực hiện định hướng của tỉnh, những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện rà soát những vùng diện tích đất lúa, đất mía có hiệu quả kinh tế thấp để chuyển sang trồng các loại cây phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các địa phương đều nỗ lực thu hút doanh nghiệp đầu tư thực hiện các mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng khu vực miền núi

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được tỉnh định hướng dựa trên nguyên tắc sau chuyển đổi phải có giá trị kinh tế cao hơn, việc chuyển đổi phải được thực hiện linh hoạt để khi cần thiết sẽ chuyển sang trồng lúa. Thực hiện định hướng của tỉnh, những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện rà soát những vùng diện tích đất lúa, đất mía có hiệu quả kinh tế thấp để chuyển sang trồng các loại cây phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các địa phương đều nỗ lực thu hút doanh nghiệp đầu tư thực hiện các mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng khu vực miền núi

Diện tích chuyển đổi sang trồng cây rau màu tại xã Tam Lư (Quan Sơn).

Tại khu vực miền núi, các huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện rà soát, thống kê những diện tích đất trồng lúa, trồng mía, đất vườn tạp có hiệu quả kinh tế thấp, diện tích không chủ động được nước tưới. Trên cơ sở đó, khảo sát, xây dựng kế hoạch, lựa chọn các cây trồng phù hợp để thực hiện chuyển đổi cho từng vùng, từng địa phương. Để bảo đảm yếu tố nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững cho diện tích sau chuyển đổi, các địa phương luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, quan tâm đào tạo nghề, nâng cao trình độ canh tác cho đồng bào các dân tộc... Mặc dù đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhưng do nhiều nguyên nhân, nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các địa phương ở khu vực miền núi còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, hiệu quả sau chuyển đổi không cao, chưa tạo được bước đột phá về kinh tế.

Tìm hiểu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số huyện miền núi, như: Lang Chánh, Ngọc Lặc, Như Thanh, chúng tôi nhận thấy, trước khi thực hiện chuyển đổi, các địa phương này đều khảo sát, xây dựng kế hoạch chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, mía có hiệu quả kinh tế thấp sang một số loại cây cho giá trị kinh tế cao, như: Ớt, bí xanh, ngô ngọt, khoai tây, dưa chuột... Đây là những loại cây yêu cầu người sản xuất có trình độ thâm canh cao, cơ sở hạ tầng cần được đầu tư đồng bộ bảo đảm việc tưới, tiêu. Song, hiện nay trình độ canh tác của người dân địa phương còn hạn chế, cơ sở hạ tầng nhiều nơi thiếu và yếu, chưa được đầu tư, thậm chí nhiều diện tích còn không chủ động được nước tưới, nên đang là rào cản lớn trong việc đưa các loại cây giá trị kinh tế cao vào chuyển đổi. Như ở huyện Như Thanh, sau 5 năm tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, toàn huyện đã chuyển đổi được gần 400 ha đất trồng lúa, 800 ha đất trồng mía kém hiệu quả kinh tế sang trồng các loại cây khác, nhưng chỉ có khoảng 30% tổng diện tích được chuyển đổi nói trên là trồng các loại cây rau màu có giá trị kinh tế cao, như: Bí xanh, ớt, một số loại cây rau màu khác. Còn lại có tới 70% diện tích được chuyển đổi sang một số loại cây lương thực, nguyên liệu thông thường, như: Ngô thương phẩm, mía nguyên liệu, dứa... Vì thế, hiệu quả kinh tế sau khi chuyển đổi còn hạn chế.

Yếu tố quan trọng để giúp việc chuyển đổi phát huy hiệu quả kinh tế ổn định, phát triển bền vững là thu hút doanh nghiệp xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trên diện tích được chuyển đổi. Tuy nhiên, do yếu tố địa hình, vị trí địa lý, nên các địa phương miền núi có rất ít doanh nghiệp đầu tư, vì vậy diện tích sau chuyển đổi còn thiếu bền vững, nhiều hộ dân chưa yên tâm, mạnh dạn chuyển đổi.

Hiện tại, diện tích trồng lúa, mía kém năng suất có độ dốc cao trên 15 độ ở các địa phương miền núi đa phần được chuyển sang trồng sắn và một số cây lâm nghiệp khác; còn với diện tích trồng lúa, mía trên vùng có độ dốc dưới 15 độ thì chủ yếu được chuyển đổi sang trồng một số loại cây nguyên liệu đơn thuần, như: Dứa, sắn dây..., diện tích được chuyển đổi sang cây rau màu có giá trị kinh tế cao tại các huyện miền núi hiện chỉ chiếm khoảng hơn 10%. Do đó, hiệu quả kinh tế sau chuyển đổi chỉ tăng khoảng 15 đến 20% so với trước đây.

Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các huyện miền núi phát huy hiệu quả kinh tế, các địa phương khu vực miền núi cần tiếp tục quan tâm đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ canh tác cho bà con nông dân. Quan trọng nhất là phải đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm giúp bà con yên tâm sản xuất.

Việc lựa chọn cây trồng để chuyển đổi gặp nhiều khó khăn

Để thực hiện mục tiêu nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, huyện Thạch Thành luôn chú trọng đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho những diện tích đất trồng lúa thường xuyên bị hạn, thiếu nước tưới, vùng trũng cho năng suất thấp sang trồng các loại cây phù hợp với điều kiện canh tác nhằm cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng khu vực miền núi

Hiện, toàn huyện đã chuyển đổi được hơn 300 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mía, ngô và nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi, huyện đã chủ động đấu mối, liên kết với các doanh nghiệp để đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Qua đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy, những diện tích sau chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế bình quân cao gấp 1,5 lần so với trước khi chuyển đổi.

Mặc dù diện tích sau chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, song trong quá trình thực hiện, việc lựa chọn cây trồng để chuyển đổi gặp nhiều khó khăn. Bởi, nguyên tắc khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng là phải bảo đảm được việc nâng cao giá trị, song đối với những cây trồng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định thì cần được có điều kiện canh tác tốt, yêu cầu trình độ sản xuất, song cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện lại chưađược đầu tư đồng bộ, trình độ sản xuất của người dân còn hạn chế, nên huyện chưa dám đưa vào chuyển đổi. Còn những cây trồng phù hợp với điều kiện, trình độ canh tác thì hiệu quả kinh tế không vượt trội, nên chưa tạo nên sự đột phá trong công tác chuyển đổi. Hiện, những loại cây trồng được đưa vào thực hiện chuyển đổi đại trà trên địa bàn huyện chỉ có một số loại cây, như: Mía nguyên liệu, ngô, cây dược liệu, cỏ voi để làm thức ăn chăn nuôi.

Đỗ Thị Phiến,

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyệnThạch Thành

Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật thâm canh cho bà con nông dân

Những năm qua, việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa có năng suất, hiệu quả kinh tế thấp, sang trồng các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn đã giúp nhiều hộ dân tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

Khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng khu vực miền núi

Tuy nhiên, thực hiện chuyển đổi sang trồng các loại cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, nhiều người dân còn lúng túng trong quá trình trồng và chăm sóc, do vậy năng suất, hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Để bảo đảm hiệu quả kinh tế trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đề nghị chính quyền địa phương phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật thâm canh cho bà con nông dân. Những vụ đầu thực hiện chuyển đổi, cần cử cán bộ chuyên môn đồng hành cùng bà con nông dân thông qua việc kiểm tra thực tế và trực tiếp hướng dẫn việc trồng, chăm sóc từng loại cây theo đúng quy trình kỹ thuật. Cùng với đó, kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch để nông dân yên tâm sản xuất.

Vi Thanh Hùng,

(Bản Húng, xã Giao Thiện, huyện Lang Chánh)

Khuyến khích bà con nông dân đưa các loại cây có giá trị kinh tế vào chuyển đổi

Trung bình mỗi năm xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) chuyển đổi được khoảng 10 ha đất trồng 1 vụ lúa không ăn chắc sang trồng các cây khác.

Khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng khu vực miền núi

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã giúp nhiều hộ dân nâng cao hiệu quả kinh tế, từ đó tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, qua đánh giá thực tế cho thấy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã vẫn chưa đạt được hiệu quả kinh tế cao. Bởi, phần đa diện tích được chuyển đổi chỉ trồng một số loại cây thông thường, như: Mía nguyên liệu, khoai lang, lạc, diện tích được chuyển sang trồng các loại cây rau màu giá trị kinh tế cao còn hạn chế.

Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao, xã đang tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích bà con nông dân mạnh dạn đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, như: Chanh leo, bí đỏ, các loại cây dược liệu... Cùng với đó, phối hợp với các đơn vị để tăng cường tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất, chất lượng cây trồng; đồng thời, đồng hành cùng bà con nông dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông sản.

Quách Văn Phong,

Phó Chủ tịch UBND xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc

Định hướng cây trồng chuyển đổi cho khu vực miền núi

Hiện nay, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các địa phương ở khu vực miền núi còn hạn chế, do bị chi phối bởi các yếu tố địa hình, trình độ canh tác, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu. Với những khó khăn đó, nên việc lựa chọn các loại cây trồng chuyển đổi để phù hợp, giải quyết được những vấn đề trên là hết sức cần thiết.

Khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng khu vực miền núi

Để giúp các địa phương khu vực miền núi lựa chọn được những loại cây phù hợp với địa hình, điều kiện và trình độ canh tác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã định hướng phát triển một số loại cây trồng chính, như: Tập trung duy trì, tổ chức sản xuất lúa thâm canh chất lượng, trong đó tập trung phát triển một số giống lúa: Các loại nếp đặc sản, giống lúa Jabonica để tạo ra sản phẩm lúa gạo thương mại. Đối với những diện tích khó khăn về nước tưới, tập trung ở một số huyện, như: Bá Thước, Quan Sơn, Lang Chánh thì chuyển đổi sang trồng các loại cây dược liệu, như: Cà gai leo, giảo cổ lam, đương quy, ba kích, nghệ dược liệu... Ngoài định hướng trồng các loại cây dược liệu, hiện tại sở đang tiếp tục định hướng cho một số huyện trồng cây gai xanh theo hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp để phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, đề nghị các địa phương khu vực miền núi khuyến khích bà con nông dân mở rộng diện tích trồng cỏ để phát triển chăn nuôi bò, nâng cao thu nhập cho các hộ dân.

Nguyễn Viết Thái,

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hương Thơm


Đỗ Thị Phiến,

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]