(Baothanhhoa.vn) - Năm 2018 phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hậu Lộc đã đạt kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. 23/23 chỉ tiêu chủ yếu được HĐND huyện quyết nghị đã hoàn thành và vượt mục tiêu đề ra. Nổi bật là kinh tế tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu tăng cao so với cùng kỳ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất đạt 7.415 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ (là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay). Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng, vượt 5,7% so với kế hoạch, tăng 14,9% so với cùng kỳ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khai thác tiềm năng, lợi thế xây dựng Hậu Lộc phát triển nhanh, bền vững

Năm 2018 phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hậu Lộc đã đạt kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. 23/23 chỉ tiêu chủ yếu được HĐND huyện quyết nghị đã hoàn thành và vượt mục tiêu đề ra. Nổi bật là kinh tế tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu tăng cao so với cùng kỳ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất đạt 7.415 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ (là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay). Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng, vượt 5,7% so với kế hoạch, tăng 14,9% so với cùng kỳ...

Khai thác tiềm năng, lợi thế xây dựng Hậu Lộc phát triển nhanh, bền vững

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (chuyển đổi từ đồng muối kém hiệu quả) tại xã Hòa Lộc cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thùy Dương

Với đặc thù của huyện đồng bằng ven biển, huyện Hậu Lộc đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chỉ đạo các địa phương quy hoạch và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, xây dựng các vùng chuyên canh, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất các loại sản phẩm nông, lâm, thủy sản mà huyện có tiềm năng, lợi thế, phù hợp với thị trường, tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Đến nay, huyện đã chuyển đổi hơn 890 ha đất kém hiệu quả sang mô hình trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao. Riêng năm 2018 đã chuyển đổi trên 330,63 ha, vượt 5,9% kế hoạch giao. Toàn huyện phát triển được trên 1.161 ha cây trồng hàng hóa liên kết với doanh nghiệp ký hợp đồng theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩm, giá trị sản xuất đạt từ 200 đến 250 triệu đồng/ha.

Ngành thủy sản phát triển mạnh cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Hậu Lộc năm 2018 đạt 45.600 tấn, tăng 18,2% so với năm 2017. Năng lực khai thác xa bờ tiếp tục nâng lên, trong năm có 2 tàu được đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ, nâng tổng số lên 15 tàu. Huyện tập trung chỉ đạo hoàn thành đề án chuyển đổi đất sản xuất muối tại 2 xã Hòa Lộc và Hải Lộc nhằm nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho diêm dân. Huyện đã đưa 1.813 ha vào nuôi trồng thủy sản, các đối tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao như­ tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá rô phi đơn tính... Huyện chỉ đạo các xã tiếp tục chuyển 355 ha đất trồng lúa sâu trũng kém hiệu quả sang sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp như lúa - cá,... Riêng năm 2018 toàn huyện đã chuyển đổi được 35 ha đất sản xuất muối, lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng cho giá trị kinh tế cao. Điển hình như các hộ gia đình tại xã Hòa Lộc đã nhận thầu đất làm muối kém hiệu quả và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ao nuôi đồng bộ, hiện đại nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGap trong nhà lưới từ 2 - 3 vụ/năm.

Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá; dịch vụ, thương mại phát triển cả về quy mô, chất lượng và chủng loại; hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 39 triệu USD, vượt 5,4% kế hoạch. Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng, toàn huyện có 304 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó năm 2018 thành lập mới 94 doanh nghiệp, tăng 56,7% kế hoạch tỉnh giao, tăng 22,1% kế hoạch của huyện. Đặc biệt, có 4 nhà máy may công nghiệp 100% vốn FDI đã giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động với mức lương bình quân từ 4,5-6 triệu đồng/người/tháng. Các quy hoạch cụm công nghiệp dịch vụ hậu cần nghề cá; quy hoạch đô thị Diêm Phố, đô thị Hòa Lộc; thị trấn Hậu Lộc, làng nghề cơ khí Tiến Lộc, làng nghề rượu Cầu Lộc... được triển khai tích cực và phát huy hiệu quả. Trong hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư lãnh đạo huyện đã tranh thủ được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà đầu tư, đã kêu gọi thu hút đạt được nhiều kết quả tích cực. Huyện dành thời gian đưa các doanh nghiệp đi khảo sát địa điểm, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và cam kết đồng hành với họ suốt quá trình đầu tư. Huyện tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư như tư vấn chính sách của tỉnh, giải quyết kịp thời hồ sơ, thủ tục theo thẩm quyền, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ doanh nghiệp thu hút lao động. Kết quả, tổng vốn đầu tư phát triển đạt trên 2.027 tỷ đồng, tăng 68,9% kế hoạch, trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.844 tỷ đồng, tăng 54,8% so với năm 2017. Nhiều cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp như đường từ Đại Lộc đi Liên Lộc nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10; đường Lộc Tân đi Phong Lộc; nâng cấp tuyến Quốc lộ 10 từ ngã tư Hoa Lộc đến Mỹ Lộc; lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng dọc Quốc lộ 10 (đoạn từ ngã tư Hoa Lộc đến Mỹ Lộc); nâng cấp đường giao thông từ Nhà máy IVORY kết nối với đường tỉnh 526; đường Quán Dốc đi thị trấn Hậu Lộc; nâng cấp tuyến đê hữu sông Lèn, đoạn từ đền Cô Đôi, xã Châu Lộc đến cầu Đò Lèn, xã Đồng Lộc; khu di tích lịch sử trận địa Đông Ngàn; kè sông Trà Giang; lát vỉa hè thị trấn... Các dự án theo chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung đầu tư. Đến nay, 100% xã, thị trấn đều có công sở cao tầng...

Ngay từ các ngày đầu năm 2019, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp huyện Hậu Lộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục khó khăn, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; khuyến khích phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa gắn với hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất; xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng truyền thống; thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế bứt phá đi lên, xây dựng Hậu Lộc phát triển nhanh, bền vững.

Nguyễn Văn Luệ

Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]