(Baothanhhoa.vn) - Sau 5 năm thực hiện đề án, các xã vùng tả ngạn sông Chu của Thọ Xuân đã có sự phát triển rõ rệt. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 37,8% năm 2015 xuống còn 29,7% năm 2020; công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,4% năm 2015 lên 33,5% năm 2020...

Kết quả từ tái cơ cấu kinh tế vùng tả ngạn sông Chu

Sau 5 năm thực hiện đề án, các xã vùng tả ngạn sông Chu của Thọ Xuân đã có sự phát triển rõ rệt. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 37,8% năm 2015 xuống còn 29,7% năm 2020; công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,4% năm 2015 lên 33,5% năm 2020...

Kết quả từ tái cơ cấu kinh tế vùng tả ngạn sông ChuMô hình trồng dưa lê cho thu nhập cao tại xã Xuân Lai (Thọ Xuân). Ảnh: Tùng Lâm

Vùng tả ngạn sông Chu (Thọ Xuân), với tổng diện tích tự nhiên khoảng 10.500 ha, bao gồm các xã nằm giữa hai tuyến đê sông Chu và sông Cầu Chày. Do tưới tiêu không chủ động nên việc bố trí sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 4-11-2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thọ Xuân về lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng tả ngạn sông Chu, giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025, UBND huyện Thọ Xuân đã ban hành Quyết định số 98/QĐ-UBND, ngày 18-1-2016 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU, với các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình, giải pháp thúc đẩy đầu tư, tái cơ cấu kinh tế khu vực này.

Tranh thủ tối đa sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh; đồng thời, phát huy nội lực, huyện Thọ Xuân đã tập trung các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng, nhất là đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông. Trong giai đoạn này, nhiều tuyến đường mới được hoàn thành, đưa vào sử dụng, như: đường 506B (đoạn Thọ Lập - Lam Kinh...), đường vào Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lê Hoàn, đường Xuân Tín - Quảng Phú - Yên Định, cầu Vàng trên Quốc lộ 47 và cầu Xuân Tín - Quảng Phú đáp ứng nhu cầu đi lại cũng như phát triển kinh tế - xã hội các xã trong vùng.

Hệ thống giao thông nông thôn phát triển nhanh, đáp ứng tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới. Nhiều công trình thủy lợi, đê điều được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, như: Hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã; hệ thống đê tả, hữu sông Cầu Chày, đê sông Chu; hoàn thành 3 trạm bơm tiêu, nâng cấp 3 hồ đập, hoàn hành 9 công trình phòng chống thiên tai, nạo vét 14,6km các trục tiêu lớn, nâng cấp 6 cống tiêu, xử lý cấp bách đê tả sông Chu từ K6 - K15+800...

Cùng với đó, địa phương đã vận động giảm dần diện tích trồng mía kém hiệu quả, đầu tư nâng cấp 13 trạm bơm tưới tiêu chủ động cho vùng thâm canh lúa 2.800 ha, quy hoạch và triển khai xây dựng vùng nông nghiệp công nghệ cao 200 ha với mô hình trồng rau an toàn, gieo trồng trong nhà lưới tại các xã Xuân Lai, Trường Xuân, Xuân Vinh; trích từ nguồn ngân sách hàng năm của huyện 6 tỷ đồng kích cầu các xã xây dựng đường giao thông nội đồng; triển khai xây dựng mặt bằng cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 20 ha tại các xã Thọ Minh, Xuân Lai để phát triển các ngành nghề may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ nội thất, cơ khí.

Sau 5 năm thực hiện đề án, các xã vùng tả ngạn sông Chu của Thọ Xuân đã có sự phát triển rõ rệt. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 37,8% năm 2015 xuống còn 29,7% năm 2020; công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,4% năm 2015 lên 33,5% năm 2020; dịch vụ tăng từ 32,8% lên 36,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 43,2 triệu đồng/năm, vượt mục tiêu kế hoạch (31,5 triệu đồng/người/năm) gấp 1,4 lần năm 2015. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2020 đạt 983 tỷ đồng, gấp 1,14 lần năm 2015; nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng vào sản xuất; cơ giới hóa, thủy lợi hóa được đẩy mạnh; năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất được nâng lên; giá trị sản xuất/1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản tăng từ 94 triệu đồng năm 2015 lên 116,2 triệu đồng năm 2020; sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2020 đạt 46.600 tấn.

Cũng trong giai đoạn này, huyện Thọ Xuân đã rà soát bổ sung các quy hoạch vùng sản xuất; tập trung, tích tụ đất đai và chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả được triển khai tích cực và đến nay tổng diện tích đất đai được tích tụ, tập trung đạt 819,65 ha. Hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh có hiệu quả kinh tế cao, như: vùng sản xuất lúa giống thuần chất lượng, lúa lai F1 với tổng diện tích 800 ha/năm; vùng sản xuất ngô ngọt tập trung; vùng sản xuất rau an toàn tập trung; sản xuất rau trong nhà màng, nhà lưới; sản xuất các loại cây trồng xuất khẩu (ớt, dưa, khoai tây). Toàn vùng phát triển được 29 trang trại, một số trang trại chăn nuôi lớn mang lại thu nhập 350 - 600 triệu đồng/năm. Một số dự án chăn nuôi công nghiệp, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm được triển khai và đi vào hoạt động, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của vùng năm 2020 đạt 1.174 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2015; các sản phẩm công nghiệp phát triển, thu hút được một số dự án sản xuất hàng may mặc, giày da sử dụng nhiều lao động tại các xã Xuân Lai, Trường Xuân, Xuân Minh... Các ngành nghề truyền thống được duy trì và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn với xây dựng thương hiệu.

Dịch vụ thương mại phát triển nhanh và ngày càng đa dạng; các cửa hàng kinh doanh tổng hợp ngày một phát triển; hệ thống chợ được đầu tư, nâng cấp và chuyển đổi mô hình hoạt động, tạo thuận lợi giao thương hàng hóa, thương mại nông thôn phát triển nhanh, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của Nhân dân.

Nhờ các giải pháp trong thu hút đầu tư, giai đoạn 2015-2020, toàn vùng đã thu hút được 12 dự án mới với tổng mức đầu tư khoảng 770 tỷ đồng. Cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng vốn Nhà nước, tăng tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp và dân cư. Hình thành 2 cụm công nghiệp Thuận Minh, Xuân Lai; 3 nhà máy may tại các xã Xuân Lai, Xuân Minh và Trường Xuân đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng tả ngạn sông Chu phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ.

Sau quá trình thực hiện Nghị quyết 08-NQ/HU và xây dựng nông thôn mới, đến nay 100% các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 1 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Diện mạo nông thôn vùng tả ngạn sông Chu đã có sự thay đổi toàn diện; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng lên; cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện, tạo tiền đề, động lực phát triển cho toàn vùng trong giai đoạn tới.

Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]