(Baothanhhoa.vn) - Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Từ đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao,... tạo tiền đề để nâng cao thu nhập cho người dân.

Huyện Thọ Xuân thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Từ đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao,... tạo tiền đề để nâng cao thu nhập cho người dân.

Huyện Thọ Xuân thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệpMô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thị trấn Thọ Xuân.

Để tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, huyện Thọ Xuân đã tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân, HTX thực hiện tích tụ, tập trung đất đai và căn cứ vào thổ nhưỡng của từng vùng, huyện đã định hướng cho các xã, thị trấn hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, như: mía nguyên liệu, rau an toàn, cây ăn quả,... và 16 cánh đồng mẫu lớn, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tại 10 xã, thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tích cực khuyến khích người dân chuyển đổi hơn 2.700 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng có năng suất, chất lượng cao như mía, rau an toàn, ngô... Xác định ứng dụng khoa học - kỹ thuật là hướng đi tất yếu góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, huyện đã tích cực thực hiện chuyển giao các quy trình canh tác tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, lắp đặt hệ thống tưới tự động, tiết kiệm nước trong sản xuất cây ăn quả, mía... Đến nay, huyện đã phát triển được 21 trang trại trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, như: hoa, rau, quả... trong nhà màng, nhà lưới theo công nghệ Israel. Nhiều hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới, nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới tự động, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, xây dựng 35 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các xã: Thọ Lâm, Xuân Hòa, Xuân Hồng... Để tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất cũng như thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, huyện luôn chú trọng nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng. Theo đó, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đã cơ bản hoàn thiện, với 18 hồ đập, 51 trạm bơm; với tổng chiều dài hệ thống kênh tưới 740,89km, đã cứng hóa được 516,2km, đạt 69,73%; diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động là 13.650 ha, đạt 91%; hệ thống giao thông nội đồng có chiều dài 719,17km, đã bê tông hóa được 610,87km... Hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã đã đưa vào vận hành, với tổng chiều dài 190,77km phục vụ tưới tự chảy cho 12.000 ha/năm của các vùng tả ngạn sông Chu... Bên cạnh chính sách của tỉnh, hàng năm huyện đã ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp được các địa phương, doanh nghiệp và người dân đồng tình ủng hộ, triển khai thực hiện tích cực, có hiệu quả. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, huyện đã huy động được các nguồn vốn khác để phát triển các sản phẩm nông nghiệp lợi thế; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đi đôi với đó, huyện luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp; kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng của các dự án để nhà đầu tư thực hiện theo kế hoạch.

Trong chăn nuôi, trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều trang trại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như: chuồng kín, máng ăn, máng uống tự động, đệm lót sinh học, sử dụng công nghệ xử lý chất thải... Hiện nay, đã có 3 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.

Thời gian tới, huyện Thọ Xuân phấn đấu thu hút được 10 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, huyện sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp như: Rà soát lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để có định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất canh tác. Xây dựng mới và phát triển các vùng sản xuất cây gai xanh, lúa theo hướng hữu cơ, cây dược liệu... Thực hiện tích tụ, tập trung đất đai tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao. Bên cạnh đó, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư không cần thiết; thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tăng cường quản lý vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp và chất lượng sản phẩm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín của doanh nghiệp. Đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống đường điện... tạo điều kiện thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư và tiêu thụ sản phẩm; nhất là tại các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các khu sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; vùng nuôi trồng thủy sản... Đi đôi với đó, tích cực chuyển giao khoa học - kỹ thuật đến người dân, nhất là về chế biến, bảo quản sau thu hoạch...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]