(Baothanhhoa.vn) - Là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh, huyện Thọ Xuân đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật; đồng thời, chú trọng tích tụ, tập trung đất đai, xây dựng các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, hướng đến sản xuất bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh liên kết, tiêu thụ sản phẩm

Là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh, huyện Thọ Xuân đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật; đồng thời, chú trọng tích tụ, tập trung đất đai, xây dựng các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, hướng đến sản xuất bền vững.

Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh liên kết, tiêu thụ sản phẩm

Vùng sản xuất rau màu tiêu chuẩn VietGAP tại xã Xuân Lai.

Vụ đông năm 2021, huyện Thọ Xuân xây dựng kế hoạch gieo trồng 5.300 ha cây trồng các loại. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 khiến tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, để tìm đầu ra bền vững các sản phẩm vụ đông, nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn đã chủ động làm đơn vị trung gian kết nối giữa doanh nghiệp và các hộ dân trong việc thực hiện liên kết sản xuất các loại rau màu xuất khẩu. Nhờ duy trì và phát triển được hướng liên kết này, tổng diện tích được bao tiêu vụ đông năm nay đã đạt 600 ha, với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: ớt, ngô ngọt, khoai tây, bí...

Ngoài các diện tích được tổ chức liên kết và ký hợp đồng bao tiêu theo mùa vụ, hiện trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã hình thành một số chuỗi liên kết phát triển bền vững, như: Liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm giữa Công ty CP Mía đường Lam Sơn với các HTX, các hộ nông dân ở 15 xã vùng bán sơn địa nằm trong quy hoạch vùng mía nguyên liệu, với diện tích trên 1.500 ha; liên kết sản xuất giống lúa thuần chất lượng với Công ty Giống cây trồng Trung ương, Công ty Giống cây trồng Thái Bình, Trung tâm khảo nghiệm và dịch vụ giống cây trồng Thanh Hóa, quy mô 1.000 ha/năm, hiệu quả kinh tế tăng 1,3 lần so với lúa thương phẩm, liên kết với sản xuất ngô dày, cỏ làm thức ăn chăn nuôi.

Theo tổng hợp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thọ Xuân, hàng năm trên địa bàn sản xuất khoảng 120.000 tấn lương thực, 30.000 tấn rau các loại, gần 15.000 tấn hoa quả và hàng nghìn tấn sản phẩm từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Để việc tiêu thụ thuận lợi, địa phương thường xuyên nắm bắt thị trường, thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo và hướng dẫn nông dân định hướng sản xuất gắn với nhu cầu thị trường. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát như hiện nay ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, địa phương đã chủ động liên hệ, tìm hiểu các địa phương khác trong và ngoài huyện, nắm bắt nhu cầu sử dụng về sản lượng, chủng loại sản phẩm nông sản để kết nối tiêu thụ giữa các địa phương, doanh nghiệp và nông dân; đồng thời, chuẩn bị các phương án, biện pháp sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản an toàn.

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thọ Xuân, bên cạnh những kết quả đạt được, khâu liên kết, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn vẫn còn những mặt hạn chế, như: Tỷ lệ sản phẩm hàng hóa qua chế biến chưa nhiều, chủ yếu là sản phẩm tươi, thô, chưa qua sơ chế, giá trị gia tăng chưa cao; tiêu thụ qua các khâu trung gian, dẫn đến không ổn định về giá khi được mùa hoặc thị trường đầu ra của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Một số chuỗi liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liên kết còn ở dạng mô hình; vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến phát triển chưa ổn định, nhỏ lẻ, phân tán và tự phát, ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Nhiều địa phương xuất hiện tình trạng doanh nghiệp không đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu nhưng vẫn tranh mua, tranh bán với doanh nghiệp đã đầu tư vốn hoặc người nông dân không thực hiện nghiêm túc cam kết trong hợp đồng, cố tình phá vỡ hợp đồng dẫn đến doanh nghiệp thiếu nguyên liệu để sản xuất.

Để đẩy mạnh khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo tâm lý an tâm đầu tư sản xuất giữa người nông dân với các doanh nghiệp, HTX, huyện Thọ Xuân đang tiếp tục triển khai mạnh mẽ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm. Đồng thời, tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung. Đẩy mạnh liên kết phát triển tổ hợp tác, HTX; thu hút đầu tư doanh nghiệp tư nhân; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích, các chợ... để thúc đẩy tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, địa phương cũng đang xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào khâu sơ chế, chế biến các sản phẩm sau thu hoạch, nâng cao năng lực chế biến nông sản, bảo quản, đóng gói, bao bì, nhãn mác để nâng cao giá trị sản phẩm, nhất là các sản phẩm địa phương có lợi thế như cây có múi, rau quả; phát triển, nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn cao hơn cho nông sản của địa phương.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]