(Baothanhhoa.vn) - Qua 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (“tam nông”); cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Thạch Thành chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống của Nhân dân. Hệ thống chính trị ở nông thôn hoạt động ngày càng hiệu quả; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thạch Thành phát triển “tam nông”

Qua 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (“tam nông”); cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Thạch Thành chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống của Nhân dân. Hệ thống chính trị ở nông thôn hoạt động ngày càng hiệu quả; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Huyện Thạch Thành phát triển “tam nông”

Nông dân xã Thành Hưng chăm sóc rau an toàn.

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM), UBND huyện Thạch Thành đã thực hiện các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tổ chức lại sản xuất, thực hiện có hiệu quả việc tích tụ, tập trung đất đai, áp dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất... Lĩnh vực trồng trọt được huyện quan tâm đầu tư từ khâu quy hoạch, cây giống đến việc ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, khắc phục tình trạng thiếu lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được thực hiện theo hướng liên kết 4 nhà, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao năng suất, hiệu quả, thu nhập cho nông dân. Trong giai đoạn 2008-2021, trên địa bàn huyện đã tổ chức thực hiện sản xuất cánh đồng lớn, đưa giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt kết hợp bón phân viên nén chậm tan vào sản xuất lúa, kết quả thực hiện sản xuất vụ lúa chiêm xuân và vụ mùa, với diện tích 2.452 ha, năng suất đạt từ 55 - 58 tạ/ha/vụ. Đi đôi với đó, huyện phối hợp với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan xây dựng phương án, kế hoạch, chính sách đầu tư sản xuất mía nguyên liệu cánh đồng lớn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ tháng 12-2015. Đồng thời, rà soát, lựa chọn các xã trọng điểm sản xuất mía nguyên liệu, tổ chức họp dân để tuyên truyền, vận động và đến nay đã thực hiện được 815 ha sản xuất mía nguyên liệu cánh đồng lớn, năng suất mía bình quân trên cánh đồng lớn đạt trên 130 tấn/ha. UBND huyện Thạch Thành đã xây dựng quy hoạch vùng cây ăn quả có múi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và vận động Nhân dân phát triển diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt, tạo chuyển biến trong liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Huyện đã liên kết với Học viện Nông nghiệp Việt Nam điều tra, rà soát diện tích đất vườn tạp, đất trang trại, xây dựng quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả, với tổng diện tích quy hoạch 1.317,36 ha. Đến nay, trên địa bàn đã trồng mới hơn 500 ha cam, bưởi; xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả có múi công nghệ cao; phục tráng cây đầu dòng cam Vân Du; đồng thời, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cam Vân Du để xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Diện tích cam, bưởi đã cho thu hoạch hơn 300 ha hàng năm, với sản lượng 7.500 tấn, giá trị thu nhập trên 1 ha trồng cam, bưởi đạt hơn 600 triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện thực hiện chuyển đổi linh hoạt 942,7 ha đất lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng hiệu quả cao hơn. Tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Tổng đàn gia súc như trâu, bò, dê, đàn ong, gia cầm tăng nhanh. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi tập trung quy mô lớn, như: Công ty Japfa chăn nuôi gà tại xã Ngọc Trạo, Công ty TNHH Dịch vụ và Chăn nuôi Newhope Thanh Hóa tại xã Thạch Tượng... Trồng rừng sản xuất được 390 ha, thực hiện cấp chứng chỉ FSC (rừng kinh doanh bền vững) cho 1.301 hộ, với diện tích 1.456,5 ha... Công tác xây dựng NTM được huyện quan tâm, thực hiện tích cực; trong đó, công tác tuyên truyền được huyện Thạch Thành tập trung chỉ đạo với những nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, như: Phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân chung tay xây dựng NTM, đô thị văn minh”; qua đó, nhận thức của người dân nông thôn đã dần thay đổi và tự nguyện đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất... để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng công cộng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Trong những năm qua, huyện cũng đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; từng bước nâng cao trình độ dân trí của cư dân nông thôn, đào tạo nghề cho nông dân, triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, triển khai đồng bộ Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Giáo dục - đào tạo thường xuyên được huyện quan tâm và phát triển toàn diện; chất lượng dạy và học từng bước được nâng cao. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng được nâng cao về chất lượng; cơ sở vật chất trang thiết bị về y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư.

Đồng chí Đỗ Thị Phiến, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thạch Thành, cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư khu vực nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các xã miền núi, các xã nghèo; nông dân được đào tạo nghề, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao trình độ dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái; hệ thống chính trị ổn định, bảo đảm chất lượng; quốc phòng - an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Huyện Thạch Thành phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt 8%/năm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn khoảng 35%, tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 60%; 100% HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn đến năm 2025 đạt 73 triệu đồng/người/năm.

Để đạt mục tiêu đề ra, huyện Thạch Thành tập trung khai thác và tận dụng tốt lợi thế về điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng để xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; các hình thức trang trại, gia trại ứng dụng công nghệ cao kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản để tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả trồng các loại cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản có giá trị cao, có thị trường tiêu thụ ổn định, xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn theo quy hoạch, gắn với vùng nguyên liệu cho các nhà máy và cơ sở chế biến. Khuyến khích và hỗ trợ các ngành nghề truyền thống phát triển; nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM; đầu tư, nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi để tạo điều kiện tốt nhất cho việc sản xuất, giao thương giữa các vùng, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.

Bài và ảnh: Gia Huy


Bài và ảnh: Gia Huy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]