(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Thạch Thành đã xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn; trong đó, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, phát triển bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thạch Thành phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Thời gian qua, huyện Thạch Thành đã xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn; trong đó, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, phát triển bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân.

Huyện Thạch Thành phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nông dân xã Ngọc Trạo (Thạch Thành) chăm sóc cây ăn quả.

Căn cứ vào điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng và qua khảo sát, rút kinh nghiệm từ sản xuất, huyện Thạch Thành đã định hướng cho các xã, thị trấn hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây trồng. Như vùng lúa năng suất, chất lượng cao; vùng sản xuất cây ăn quả có múi; vùng sản xuất mía nguyên liệu tập trung, áp dụng cơ giới hóa; vùng sản xuất rau an toàn tập trung... Thực hiện có hiệu quả việc tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông sản với bà con nông dân. Đồng thời, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, hiệu quả được nhân rộng, như: sản xuất lúa, mía thâm canh theo mô hình cánh đồng lớn áp dụng cơ giới hoá, sử dụng từ 1 đến 2 loại giống trên cánh đồng để quản lý tốt công tác phòng trừ dịch bệnh, rút ngắn thời gian thu hoạch. Thực hiện có hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía, chuyển đất trồng lúa vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản. Liên kết doanh nghiệp và nhóm hộ xây dựng, phát triển rừng trồng gỗ lớn, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Những năm gần đây, huyện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đạt kết quả tích cực và đã thu hút được một số dự án quy mô lớn sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, như: trồng cam, bưởi công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP; chăn nuôi lợn giống và thương phẩm chất lượng cao, an toàn của Công ty NewHope, Công ty Dabaco... Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế trang trại, nâng cao chất lượng HTX dịch vụ nông nghiệp, khuyến khích thành lập HTX dịch vụ sản xuất sản phẩm an toàn thực phẩm, tổ chức liên kết sản xuất thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho thành viên và nông dân trên địa bàn. Đến nay, trên địa bàn huyện đã xây dựng, triển khai nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả kinh tế, như: Mô hình cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, với tổng diện tích hơn 800 ha trên địa bàn 7 xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Vinh, Thành Trực, Thạch Sơn, Thạch Bình, Thành Tân; 15 cánh đồng lớn sản xuất lúa tập trung, với tổng diện tích 1.223 ha, trên địa bàn 15 xã và đưa giống lúa có năng suất, chất lượng vào sản xuất kết hợp sử dụng phân viên nén chậm tan... Đi đôi với đó, huyện liên kết với Học viện Nông nghiệp Việt Nam khảo sát, phân tích thổ nhưỡng và phát triển vùng cây ăn quả có múi trên diện tích đất trang trại, đất vườn rừng, với tổng diện tích hơn 1.456 ha; xây dựng vườn ươm phục tráng cam Vân Du và các loại cây ăn quả có múi khác trên địa bàn và đang hoàn thiện hồ sơ để chứng nhận nhãn hiệu cam Vân Du. Ngoài ra, huyện đã lựa chọn, hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất phù hợp và phát huy lợi thế của từng địa phương để từ đó nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, huyện đã lựa chọn và giao UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư thực hiện 119 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, gắn với chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm và bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giá trị sản phẩm được tăng lên, sản phẩm đã được người tiêu dùng tin tưởng. Thực tế phát triển sản xuất những năm gần đây, cho thấy trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình phát triển sản xuất phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập cao, như: mô hình thực hành nông nghiệp tốt trong trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Thành Vân; mô hình sản xuất mía tím Kim Tân tại xã Thành Trực; mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ mật ong theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Thành Kim; mô hình xây dựng thương hiệu lúa nếp hạt cau tại 2 xã Thạch Bình, Thạch Đồng... Bên cạnh đó, huyện cũng đã thực hiện tốt việc hỗ trợ thực hiện xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất thuộc chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn; trong đó, tập trung hỗ trợ thực hiện các mô hình chăn nuôi trâu, bò, dê...

Đồng chí Đỗ Thị Phiến, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thạch Thành, cho biết: Hiện huyện đang tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, gắn với việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu chứng nhận để quảng bá các sản phẩm thế mạnh của địa phương, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm trên thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người nông dân để bảo đảm ổn định đầu ra cho sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của Nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất lúa, mía nguyên liệu cánh đồng lớn áp dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất; chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; nâng cao giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích đất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, tạo ra sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả, khuyến khích HTX, tổ hợp tác tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ có hiệu quả; thực hiện hiệu quả phát triển sản phẩm OCOP. Tiếp tục xây dựng, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cam Vân Du; khuyến khích, nhân rộng mô hình, diện tích sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao; tích tụ, tập trung đất đai gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng phát triển chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn; liên kết với Công ty NewHope đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại gia công bảo đảm đầu ra, mang lại thu nhập cao; đồng thời, khuyến khích đầu tư chăn nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, nhân rộng mô hình liên kết trồng rừng gỗ lớn, đủ điều kiện cấp chứng chỉ quản lý rừng FSC, bảo đảm các tiêu chí quy định phát triển rừng bền vững.

Bài và ảnh: Xuân Cường


Bài Và Ảnh: Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]