(Baothanhhoa.vn) - Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, huyện Như Xuân đã tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, từng bước chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống sang sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, quy mô lớn,... Với nhiều giải pháp cụ thể, đến nay huyện Như Xuân đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống người dân được nâng cao...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Xuân thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, huyện Như Xuân đã tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, từng bước chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống sang sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, quy mô lớn,... Với nhiều giải pháp cụ thể, đến nay huyện Như Xuân đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống người dân được nâng cao...

Huyện Như Xuân thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Trang trại trồng cây ăn quả tại xã Hóa Quỳ.

Để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, huyện Như Xuân đã tập trung rà soát diện tích sản xuất cây trồng hằng năm và cây lâu năm để xây dựng kế hoạch cụ thể; tích cực tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, người dân thực hiện tích tụ, tập trung hơn 400 ha đất; từ đó căn cứ vào điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng, định hướng cho các xã, thị trấn hình thành 6 vùng sản xuất tập trung, chuyên canh rau, quả an toàn tập trung với diện tích hơn 300 ha, trong đó có hơn 60 ha diện tích được sản xuất theo quy trình VietGAP; được chính quyền các địa phương hướng dẫn, hỗ trợ từ khâu làm đất, chọn giống, sử dụng phân bón,... đến kỹ thuật sơ chế, đóng gói, dán tem mác sản phẩm... Đồng thời, chú trọng chuyển đổi diện tích trồng sắn, keo kém hiệu quả kinh tế sang phát triển các loại cây trồng có giá trị cao, như: cây ăn quả, cây dược liệu, ngô, cỏ chế biến thức ăn chăn nuôi,... Để tạo điều kiện thuận lợi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hằng năm huyện tích cực rà soát, đề xuất đầu tư nâng cấp công trình thủy lợi, hệ thống giao thông, các khu sản xuất... Từ đó, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân đầu tư, nhân rộng các mô hình sản xuất; thực hiện liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác; trong đó, doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt, định hướng sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, thu mua sản phẩm cho người dân, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp...

Xác định khoa học - kỹ thuật là “chìa khóa” để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, huyện Như Xuân đẩy mạnh thực hiện chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tổ chức hơn 50 lớp tập huấn chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho người dân mỗi năm... Xây dựng các mô hình điểm như: cấy lúa lai, bón phân viên nén dúi sâu, trồng cây ăn quả áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, tưới phun mưa, kết hợp bón phân qua nước theo công nghệ NETTAFIM... Bên cạnh đó, đưa các giống cây mới vào khảo nghiệm trên địa bàn các xã, như: TEJ vàng, TH3-5, Thái Xuyên 111, Phúc Thái 168, bưởi Diễn, thanh long ruột đỏ; đồng thời đầu tư xây dựng thí điểm các mô hình chăn nuôi, đưa các loại giống con mới, bảo tồn các giống địa phương, như: vịt bầu Thanh Quân, gà ri thả vườn, bò cái sinh sản... Tập trung phát triển đàn bò thịt chất lượng cao, chăn nuôi gà đồi, ga thả vườn,...; đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi. Để hỗ trợ người dân trong phát triển sản xuất, huyện cũng chú trọng nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của các HTX để đẩy mạnh liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, hình thành các chuỗi giá trị.

Ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND huyện Như Xuân cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện; từng bước thay đổi phương thức sản xuất để mở rộng quy mô, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; cơ bản hình thành được vùng sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu. Phấn đấu thực hiện tích tụ, tập trung khoảng 1.900 ha để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Mở rộng diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như: cây ăn quả, rau an toàn,... áp dụng nghiêm quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP... Tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa lớn; phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung, theo chuỗi giá trị từ giống, thức ăn, tiêu thụ, giết mổ,...; chú trọng phát triển đàn gia cầm, lợn, dê; nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò. Đồng thời, hình thành vùng chăn nuôi tập trung tại các xã: Xuân Hòa, Xuân Bình, Bình Lương... Tăng cường thu hút, tạo điều kiện để doanh nghiệp, cá nhân tìm hiểu, đầu tư phát triển nông nghiệp, tạo bước đột phá về quy mô, phương thức sản xuất, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn...

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]