(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Như Thanh đã thực hiện nhiều giải pháp về phát triển nông, lâm nghiệp, nhất là phát triển những loại cây trồng nguyên liệu gắn với hình thành các chuỗi giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, ổn định đời sống cho người dân.

Huyện Như Thanh phát triển các cây trồng nguyên liệu phục vụ chế biến

Những năm qua, huyện Như Thanh đã thực hiện nhiều giải pháp về phát triển nông, lâm nghiệp, nhất là phát triển những loại cây trồng nguyên liệu gắn với hình thành các chuỗi giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, ổn định đời sống cho người dân.

Huyện Như Thanh phát triển các cây trồng nguyên liệu phục vụ chế biếnDiện tích sản xuất cây gai xanh của người dân xã Cán Khê liên kết với Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước.

Bà Trần Thị Thu Hằng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Như Thanh, cho biết: Trên địa bàn huyện có hơn 8.580 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 82,6% diện tích tự nhiên. Do đó, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn hướng dẫn, khuyến khích người dân lựa chọn, đưa những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Trong đó, khuyến khích phát triển các loại cây rau màu hàng hóa ở khu vực địa hình bằng phẳng và các loại cây công nghiệp đối với diện tích đồi núi. Đồng thời, chú trọng phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, liên kết với các doanh nghiệp để phát triển các vùng sản xuất tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Hiện trên địa bàn huyện Như Thanh có hơn 158 ha mía nguyên liệu liên kết với Công ty CP Mía đường Lam Sơn, gần 550 ha sắn liên kết với Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Như Xuân, hơn 3.700 ha keo làm nguyên liệu phục vụ các doanh nghiệp cơ sở chế biến lâm sản, 10,5 ha cây gai xanh liên kết với Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước. Ngoài ra, hằng năm các xã, thị trấn phát triển khoảng 400 ha ngô dày, cỏ làm thức ăn chăn nuôi liên kết với Trang trại bò sữa Như Thanh...

Để góp phần xóa đói, giảm nghèo và cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp gắn phát triển kinh tế lâm nghiệp với chế biến lâm sản, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm rừng trồng, từng bước hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, địa phương đã chuyển đổi từ khai thác tài nguyên rừng sang trồng mới, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và khai thác rừng trồng một cách hiệu quả. Đến nay, địa phương đã phát triển được hơn 3.700 ha rừng trồng gỗ lớn và thu hút được một số nhà máy, đơn vị sản xuất, chế biến lâm sản lớn, như: Công ty TNHH Ngôi Sao Đô Thị ở thôn Eo Son, xã Phú Nhuận; Nhà máy Chế biến lâm sản và nghiền phế phẩm làm nguyên liệu giấy xuất khẩu Đại Phát ở xã Xuân Khang... đã đủ tiêu chuẩn xuất khẩu gỗ sang thị trường Malaysia và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Tại xã Phú Nhuận, những năm qua, UBND xã đã vận dụng các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện, như: Hỗ trợ phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo Quyết định 5643/QĐ-UBND của UBND tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai... để phát triển một số loại cây trồng lợi thế, như: cỏ làm thức ăn chăn nuôi, keo, mía, gai xanh... nhằm tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ cho các nhà máy. Ông Ngô Xuân Thân, chủ tịch UBND xã, cho biết: thông qua cơ chế hỗ trợ, trên địa bàn xã đã phát triển được vùng sản xuất cỏ thức ăn chăn nuôi, diện tích 30 ha và hơn 15 ha ngô sinh khối liên kết với Trang trại bò sữa Như Thanh. Ngoài ra, gần 100 ha sản xuất cây keo nguyên liệu phục vụ chế biến lâm sản. Việc hình thành các vùng sản xuất cây trồng nguyên liệu gắn với phát triển các chuỗi liên kết đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất và ổn định sản lượng nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến, huyện Như Thanh đã xây dựng một số đề án, như: sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Như Thanh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết 52 của HĐND huyện về hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển con nuôi đặc sản và kết nối tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện Như Thanh, giai đoạn 2021-2025. Đây chính là động lực để các địa phương, người dân xây dựng các vùng sản xuất tập trung, hình thành các vùng chuyên canh chất lượng cao và các vùng nguyên liệu nông sản phục vụ công nghiệp chế biến, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]