(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã chỉ đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các xã rà soát diện tích rừng luồng, thực hiện phục tráng, trồng thâm canh luồng nhằm phát triển rừng luồng theo hướng hiệu quả và bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Ngọc Lặc tích cực phục tráng, thâm canh rừng luồng

Trong những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã chỉ đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các xã rà soát diện tích rừng luồng, thực hiện phục tráng, trồng thâm canh luồng nhằm phát triển rừng luồng theo hướng hiệu quả và bền vững.

Xã Vân Am tích cực phục tráng, thâm canh rừng luồng.

Xã Vân Am có 1.700 ha rừng luồng đang trong chu kỳ khai thác. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên người dân nơi đây chưa quan tâm đầu tư phân bón cũng như chăm sóc cây luồng. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác quá mức, đất trồng không được bón phân dẫn đến cằn cỗi, bạc màu, sâu bệnh hại cây luồng... khiến không ít diện tích rừng luồng bị suy thoái. Trước thực trạng đó, địa phương đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc, thâm canh, phục tráng rừng luồng, góp phần cải thiện chất lượng rừng luồng, đem lại thu nhập cho người dân. Từ năm 2017 đến nay, được sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách phát triển vùng luồng thâm canh của tỉnh, xã đã phục tráng được hơn 1.000 ha luồng. Ông Lê Thanh Nghị, làng Liếu, xã Vân Am, cho biết: Sau khi thực hiện phục tráng, mỗi ha luồng sau 4 đến 5 năm bắt đầu cho thu hoạch. Thời gian đầu, thâm canh rừng luồng khó khăn, nhưng được sự hướng dẫn của cán bộ xã, diện tích cây luồng đang phát triển tốt.

Cùng với các chính sách hỗ trợ của các cấp, xã Vân Am đã vận động người dân nâng cao ý thức trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng luồng. Đồng thời, chủ động thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, địa phương cũng khuyến khích người dân đầu tư, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường lâm sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển luồng. Ông Lê Quyết Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Am, cho biết: Ngoài chính sách hỗ trợ phân bón, người dân trên địa bàn còn được tập huấn về quy trình kỹ thuật bón phân, chăm sóc để luồng phát triển. Cùng với đó, cán bộ kỹ thuật phổ biến những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới tới người dân để áp dụng phục hồi rừng luồng thoái hóa và xác định cường độ khai thác phù hợp. Từ năm 2017 đến nay, toàn xã có 405 hộ tham gia phục tráng rừng luồng. Đồng thời, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã đã trồng mới được 90 ha rừng luồng. Địa phương đang tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực trồng cây luồng theo kế hoạch, bởi luồng là cây dễ trồng, giá trị kinh tế đạt 20 triệu đồng/ha/năm, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Huyện Ngọc Lặc hiện có 7.000 ha luồng, tập trung ở các xã Vân Am, Mỹ Tân, Phùng Giáo, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh... Cây luồng được trồng ở huyện Ngọc Lặc đang mang lại giá trị kinh tế cao. Cây luồng còn góp phần tăng nhanh độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước, tạo cảnh quan môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Nhằm bảo tồn và phát triển rừng luồng đang suy thoái trên địa bàn, UBND huyện Ngọc Lặc đang tích cực triển khai Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 23-2-2012 của UBND tỉnh về việc quy hoạch vùng thâm canh luồng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2020. Để thực hiện có hiệu quả, UBND huyện Ngọc Lặc đã chỉ đạo UBND các xã xác định số hộ tham gia phục tráng, trồng thâm canh rừng luồng. Đồng thời, thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, không khai thác luồng mùa măng mọc, chuyển giao các tiến bộ khoa học vào trồng cây luồng, cải tạo rừng luồng nghèo kiệt. Ngoài ra, huyện phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp tỉnh mở lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh rừng luồng cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các xã, các chủ rừng tham gia thâm canh rừng luồng trên địa bàn. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật phát triển rừng luồng bền vững để áp dụng vào thâm canh phục tráng rừng luồng trên địa bàn. Tìm hiểu các nguyên nhân khiến cho rừng luồng suy thoái, lợi ích của việc thâm canh, phục tráng rừng luồng. Đồng thời, trực tiếp hướng dẫn các kỹ thuật thâm canh rừng luồng hiệu quả, như: Phát dọn vệ sinh rừng luồng, chặt bỏ cây sâu bệnh, già cỗi và những gốc luồng khai thác quá cao, cuốc đất xung quanh tạo độ tơi, xốp, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây, kỹ thuật bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho đất để cây luồng sinh trưởng và phát triển... Năm 2018, huyện Ngọc Lặc có kế hoạch phục tráng 550 ha luồng tại các xã Vân Am và Phùng Giáo; thực hiện bón phân phục tráng 350 ha rừng luồng năm thứ hai và bón phân thâm canh 200 ha rừng luồng năm thứ nhất.

Hiện huyện Ngọc Lặc đang đẩy mạnh công tác quản lý rừng luồng tận gốc, cấm khai thác măng non, cải tạo phục tráng rừng luồng nghèo kiệt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]