(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Nga Sơn đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao (CNC). Đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm và phát triển vùng nuôi theo hướng bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nga Sơn phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao

Huyện Nga Sơn phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao

Mô hình nuôi tôm trong nhà lưới tại xã Nga Tân.

Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Nga Sơn đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao (CNC). Đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm và phát triển vùng nuôi theo hướng bền vững.

Tìm đến vùng nuôi trồng thủy sản xã Nga Tân (Nga Sơn) hỏi thăm gia đình anh Nguyễn Văn Cường thì không ai xa lạ, bởi anh là người tiên phong xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà lưới. Những năm trước đây, anh Cường đã đầu tư nuôi tôm theo hướng quảng canh; tuy nhiên, nhiều vụ nuôi thất bại do ảnh hưởng của thời tiết, kỹ thuật nuôi còn hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu khi nuôi trái vụ... Để giải quyết những khó khăn này, với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, anh quyết định đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây dựng 2 bể nuôi tôm trong nhà lưới với diện tích 1.300m2; bao gồm nhà lưới, tường xung quanh ao nuôi, lót bạt dưới đáy ao, lắp hệ thống quạt... Theo anh Cường, tuy vốn đầu tư xây dựng nhà lưới khá cao, nhưng có thể sử dụng được từ 3 đến 4 năm, hạn chế chênh lệch nhiệt độ nóng lạnh và biến đổi đột ngột của thời tiết nên có thể nuôi quanh năm. Bên cạnh đó, lợi thế lớn nhất của việc nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng CNC chính là quy trình nuôi khép kín, người nuôi chủ động kiểm soát được môi trường nuôi nên hạn chế đến mức thấp nhất nhiều nguy cơ dịch bệnh ngay từ khi bắt đầu thả cũng như trong quá trình nuôi. Ngoài ra, mật độ nuôi cũng dày hơn so với nuôi trong ao đất, trung bình từ 200 - 250 con/m2, sau thời gian nuôi 2,5 - 3 tháng là có thể thu hoạch với năng suất 20 - 25 tấn/ha. Hiện nay, lứa tôm thẻ chân trắng nuôi theo hướng CNC đầu tiên đang sinh trưởng, phát triển tốt, có thể thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi lứa. Từ mô hình nuôi của gia đình anh Cường, hiện nay trên địa bàn xã Nga Tân đã có 5 hộ dân mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi trồng thủy sản quảng canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng CNC, với tổng diện tích trên 10 ha. Tuy đa số các mô hình hiện chưa vào vụ thu hoạch, song theo nhận định của những người nuôi cũng như đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nga Sơn, thì mô hình nuôi tôm theo hướng CNC mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2 – 2,5 lần so với nuôi thâm canh cải tiến.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Nga Sơn có 32 ha nuôi tôm công nghiệp tập trung ở các xã Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thủy; trong đó, có 1,5 ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng CNC. Bà Quách Thị Khuyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nga Sơn, cho biết: Đây là mô hình được đầu tư bài bản với quy trình nuôi khép kín từ con giống đến thu hoạch, ít tác động đến môi trường, kiểm soát tốt dịch bệnh, tôm nuôi lớn nhanh, tỷ lệ rủi ro thấp, cho năng suất và chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế. Đây được đánh giá là bước thay đổi đột phá cho nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện. Thời gian tới, để khuyến khích người dân mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư áp dụng nuôi trồng thủy sản theo hướng CNC, UBND huyện Nga Sơn sẽ tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình, như: Hệ thống kênh, cống cấp, thoát nước vùng nuôi trồng thủy sản... Tiếp tục đầu tư xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, ứng dụng CNC, theo quy trình an toàn sinh học, giảm thiểu tối đa việc xả thải gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh. Chuyển dần từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao chất lượng, đối tượng con nuôi có giá trị kinh tế nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, tiếp tục thực hiện và triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng hiện hành đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, giúp các doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, xây dựng các chuỗi sản xuất theo mô hình khép kín.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]