(Baothanhhoa.vn) - Với hơn 3 km sông Cung chạy qua, Hoằng Yến là một trong những địa phương có nhiều lợi thế về nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó các mô hình nuôi tôm công nghiệp khá phát triển. Toàn xã có 280 ha NTTS, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp có khoảng 120 ha (12 ha nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao (CNC) với quy mô đầu tư lớn). Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm công nghiệp mang lại cao nhưng vấn đề bảo vệ môi trường nguồn nước còn nhiều thách thức.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hoằng Hóa: Quy hoạch vùng nuôi tôm để phát triển bền vững

Với hơn 3 km sông Cung chạy qua, Hoằng Yến là một trong những địa phương có nhiều lợi thế về nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó các mô hình nuôi tôm công nghiệp khá phát triển. Toàn xã có 280 ha NTTS, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp có khoảng 120 ha (12 ha nuôi theo hướng ứng dụng công nghệ cao (CNC) với quy mô đầu tư lớn). Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm công nghiệp mang lại cao nhưng vấn đề bảo vệ môi trường nguồn nước còn nhiều thách thức.

Huyện Hoằng Hóa: Quy hoạch vùng nuôi tôm để phát triển bền vững

Ao lắng xử lý nước ở cơ sở nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của gia đình ông Nguyễn Việt Anh tại xã Hoằng Yến.

Ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Yến, cho biết: Hoằng Yến cần quy hoạch một vùng nuôi tôm tập trung, trọng điểm bảo đảm diện tích đủ lớn để kêu gọi, thu hút đầu tư, kiện toàn lại hạ tầng cơ sở, xử lý môi trường, hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi tôm tiên tiến cho nông hộ. Đó là hướng đi bền vững, lâu dài để phát huy thế mạnh của địa phương. Hiện nay, xã đang phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng quy hoạch vùng NTTS với tổng diện tích 180 ha tại 3 thôn Hùng Tiến, Nghĩa Thục, Sơn Trang (điện, đường, cầu, cống hệ thống kênh mương cấp thoát nước, xử lý nước thải...). Xã phấn đấu đẩy nhanh tiến độ để có thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành vào cuối năm 2021. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, mong muốn lớn nhất của người dân NTTS ở đây là các cấp, các ngành quan tâm đầu tư hỗ trợ để có đủ nguồn vốn đầu tư đồng hộ hạ tầng, phục vụ vùng NTTS tập trung, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nuôi tôm phát triển ổn định mang lại năng suất, sản lượng cao cho thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như đáp ứng được các tiêu chí khắt khe của thị trường.

Toàn xã Hoằng Châu có hơn 400 ha NTTS, trong đó có tới 389 ha NTTS ngoại đê. Trước đây, 100% diện tích NTTS ở đây áp dụng theo hình thức quảng canh cải tiến, nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó tôm sú, cua là đối tượng chính, tôm rảo, cá các loại, rau câu... là đối tượng thu thường xuyên. Với hình thức đó, mặc dù không có nhiều đột phá về lợi nhuận thu được sau mỗi mùa vụ, song mang lại nguồn thu nhập ổn định, bền vững cho những hộ dân tham gia vào ngành nghề NTTS.

Hai năm trở lại đây, trong xã đã có một số mô hình NTTS ứng dụng CNC được xây dựng với quy mô lớn ngay ở vùng ngoại đê sông Mã. Nhiều người phấn khởi bởi sự phát triển của các mô hình nuôi tôm công nghiệp CNC mở ra một hướng đi mới trong NTTS cho địa phương, nhưng đi kèm với đó cũng là những trăn trở, lo lắng về việc bảo đảm môi trường cho những vùng nuôi quảng canh còn lại. Theo một số hộ nuôi tôm ở đây, định hướng phát triển NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng ở xã Hoằng Châu cần phải được quy hoạch bài bản, rõ ràng và phù hợp với điều kiện đất đai thực tế, phải có vốn để đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu thụ; đặc biệt, hệ thống cấp thoát nước ở các vùng nuôi phải được thiết kế và đầu tư xây dựng hoàn thiện, đảm bảo tiêu chuẩn đúng quy định, không gây ra những ảnh hưởng, hệ lụy về môi trường... Được biết, hiện nay UBND xã Hoằng Châu đang phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện quy hoạch vùng sản xuất thủy sản theo định hướng của huyện, từ đó, làm cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực NTTS cũng như kêu gọi đầu tư hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi.

Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Hoằng Hóa, trong đó lĩnh vực nuôi trồng ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể, thu hút các nguồn lực đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, diện tích nuôi tôm công nghiệp của huyện Hoằng Hóa tăng đáng kể với hơn 300 ha/1.600 ha NTTS của toàn huyện. Trong đó, tôm thẻ chân trắng được xác định là con nuôi chủ lực (hơn 41 ha nuôi tôm trong nhà màng và hơn 278 ha thâm canh ao bạt), tập trung chủ yếu ở các xã: Hoằng Yến, Hoằng Châu, Hoằng Lưu, Hoằng Ngọc, Hoằng Hà...

Định hướng mà UBND huyện Hoằng Hóa đang hướng đến đó là tổ chức quy hoạch, quản lý vùng nuôi theo hướng phát triển bền vững, trong đó quy hoạch hệ thống giao thông, điện lưới, kênh mương để lấy và thoát nước cho từng khu vực nuôi trồng. Quy hoạch phát triển để tạo đột phá tăng diện tích nuôi thâm canh và nuôi thâm canh theo hướng ứng dụng CNC để gia tăng sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, phần còn lại tiếp tục nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Tuy nhiên, hình thức nuôi thâm canh phải tuân thủ công thức: Chỉ sử dụng tối đa 30% diện tích đối với mỗi cơ sở nuôi trồng để nuôi thâm canh, hoặc nuôi theo hướng ứng dụng CNC, bắt buộc dành 70% diện tích còn lại phải làm ao xử lý nước đầu vào, đầu ra kết hợp nuôi quảng canh cải tiến với các đối tượng nuôi là tôm sú, cua, cá vược, cá rô phi, cá đối mục, rau câu...; xử lý sinh học làm sạch môi trường nước đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.

Hy vọng quy hoạch vùng NTTS ở các xã của huyện Hoằng Hóa sẽ sớm hoàn thành, phù hợp với tình hình thực tế cũng như định hướng rõ ràng được hướng phát triển ở mỗi vùng nuôi. Để từ đó làm cơ sở thực hiện quản lý vùng nuôi một cách nghiêm túc, bài bản, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của huyện ven biển, phát triển vùng NTTS theo hướng phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Minh Hiền


Bài và ảnh: Minh Hiền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]