(Baothanhhoa.vn) - Huyện Hậu Lộc có bờ biển dài 12,4 km, nguồn lợi thủy sản rất phong phú và đa dạng, với 2 cửa lạch: Lạch Sung và Lạch Trường, thuận tiện cho việc ra vào khai thác thủy sản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hậu Lộc: Nâng cao năng lực khai thác hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Huyện Hậu Lộc có bờ biển dài 12,4 km, nguồn lợi thủy sản rất phong phú và đa dạng, với 2 cửa lạch: Lạch Sung và Lạch Trường, thuận tiện cho việc ra vào khai thác thủy sản.

Huyện Hậu Lộc: Nâng cao năng lực khai thác hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Xưởng đóng mới và sửa chữa tàu thuyền của Công ty TNHH Tuyên Phong (xã Hòa Lộc)

Thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Hậu Lộc đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, huyện đã quy hoạch tổng thể ngành nông – lâm - thủy sản trên địa bàn chi tiết đến từng xã, từng vùng, bảo đảm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, cơ sở. Cùng với việc vận dụng các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh, huyện đã ban hành một số chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành thủy sản; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại và thị trường tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thủy sản. Triển khai sâu rộng Luật Thủy sản 2017 đến chính quyền và người dân; kiểm soát tốt tàu thuyền khai thác hải sản. Tập trung chỉ đạo, vận động ngư dân chuyển đổi ngành nghề khai thác theo hướng ứng dụng công nghệ mới, căn cứ vào ngư­ tr­ường, sự xuất hiện của nguồn lợi hải sản để bố trí nghề phù hợp với vùng, tuyến biển. Tăng cường quản lý hoạt động khai thác, triển khai tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm khai thác bền vững, bảo vệ môi trường. Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Mục tiêu hướng tới là phát triển đột phá về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm thủy, hải sản có tiềm năng, lợi thế và thị trường tiêu thụ với sản phẩm khai thác biển và các loài con nuôi chủ lực.

Tính đến tháng 8-2021, huyện Hậu Lộc có 693 tàu cá, trong đó có 283 phương tiện khai thác xa bờ được ứng dụng kỹ thuật tiên tiến như máy dò cá, máy định vị khai thác xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Triển khai thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, đến nay các chủ tàu trên địa bàn huyện đã được vay vốn đóng mới 14 tàu khai thác và 1 tàu dịch vụ hậu cần, công suất từ 700 đến 1.000 CV/tàu, hoạt động xa bờ. Tăng cường quản lý tàu cá, đăng ký, đăng kiểm gắn với củng cố, kiện toàn các tổ, đội sản xuất trên biển. Huyện Hậu Lộc hiện có 144 tổ đoàn kết sản xuất trên biển, đã phát huy hiệu quả, tinh thần trách nhiệm của từng thuyền viên, tính đoàn kết cộng đồng. Huyện cũng phối hợp với các ngành cấp tỉnh trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên hoạt động thường xuyên trên tàu khai thác hải sản xa bờ. Dịch vụ hậu cần nghề cá được các cơ sở, hộ ngư dân, các chủ tàu dịch vụ hậu cần trên biển và các doanh nghiệp quan tâm đầu tư, đã từng bước hình thành đội tàu dịch vụ hậu cần trên biển. Toàn huyện, có 3 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền đủ điều kiện đóng mới và nâng cấp tàu cá vỏ gỗ có công suất từ 400 CV trở lên (cơ sở ông Nguyễn Văn Thuận, xã Xuân Lộc; HTX Trường Phát và Công ty TNHH Tuyên Phong, xã Hòa Lộc) và các cơ sở này đang tiếp tục tái đầu tư mở rộng, nâng cấp thiết bị, công nghệ, chuẩn bị nhân lực, vốn đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu cá, tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi, khai thác hải sản hiệu quả.

Về chế biến dịch vụ hậu cần nghề cá, huyện đang tích cực kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến ngao, doanh nghiệp cấp đông sản phẩm hải sản khai thác có giá trị xuất khẩu và phát triển Cảng cá Hòa Lộc thành trung tâm thu mua, chế biến hải sản. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến hải sản tại Cụm công nghiệp nghề cá Hòa Lộc.

Kết quả, 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng khai thác hải sản đạt 17.285 tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Toàn huyện có gần 4.000 lao động tham gia khai thác hải sản. Thu nhập lao động nghề cá tương đối ổn định. Điển hình như các tàu cá từ 520 đến 829 CV của gia đình các ông Đặng Văn Giỏi, Nguyễn Văn Xuyên, Nguyễn Văn Tuy (xã Ngư Lộc),... khai thác xa bờ, cho hiệu quả kinh tế khá cao gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 đã xác định rõ, khai thác hải sản là một trong những lĩnh vực thế mạnh và trọng tâm của huyện. Để phát huy tiềm năng kinh tế biển, nâng cao năng lực khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, huyện Hậu Lộc đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác hải sản theo hướng vươn khơi, tăng công suất máy và phương tiện, đầu tư trang thiết bị tiên tiến. Huyện khuyến khích các chủ hộ đầu tư đóng mới phương tiện có công suất lớn vươn khơi, phát triển các đội tàu thu mua, cải hoán tàu thuyền, nâng cấp công suất máy. Nâng cấp cơ sở đóng sửa tàu thuyền đủ khả năng đóng mới và sửa chữa cho các phương tiện khai thác thủy sản trong huyện. Tăng cường tuyên truyền cho ngư dân về chủ quyền biển đảo...

Trước mắt, huyện Hậu Lộc đã và đang chủ động triển khai các giải pháp nhằm hoàn thành mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế thủy sản năm 2021. Cụ thể, phấn đấu đạt tổng sản lượng khai thác 36.500 tấn thủy, hải sản trở lên. Về lâu dài, đề nghị các cấp, các ngành chức năng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho phát triển thủy, hải sản ở địa phương; đầu tư nạo vét, khơi thông luồng lạch từ cửa Lạch Trường vào Cảng cá Hòa Lộc, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền ra vào cảng bốc dỡ hàng hóa và tránh trú bão an toàn, hiệu quả. Cùng với vận dụng và triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa về phát triển nông nghiệp, nông thôn, chắc chắn sẽ tạo ra động lực mới để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, đưa nghề cá ở Hậu Lộc ổn định và phát triển, góp phần làm giàu cho quê biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Bài và ảnh: Thu Hòa


Bài và ảnh: Thu Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]