(Baothanhhoa.vn) - Tận dụng những ưu điểm, như: Thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với nhiều loại đất, nhu cầu của thị trường lớn..., nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã lựa chọn cây dưa trở thành một trong những loại cây ưu thế để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất và tăng thu nhập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hướng tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa xứ Thanh

Hướng tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa xứ Thanh

Sản xuất dưa Kim Hoàng hậu ứng dụng công nghệ cao tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn (Thọ Xuân). Ảnh: Thanh Hòa

Tận dụng những ưu điểm, như: Thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với nhiều loại đất, nhu cầu của thị trường lớn..., nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã lựa chọn cây dưa trở thành một trong những loại cây ưu thế để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất và tăng thu nhập.

Tuy nhiên, để cây dưa trở thành một trong những sản phẩm chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao cần sự nỗ lực, chung tay của các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các cấp chính quyền và đơn vị sản xuất để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hàng năm, diện tích cây dưa được trồng trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 2.000 ha, sản lượng gần 42 nghìn tấn/năm, mang lại doanh thu khoảng 150 tỷ đồng/năm cho người sản xuất. Những năm gần đây, cùng với việc mở rộng diện tích các loại dưa truyền thống, như: Dưa lê, dưa chuột, dưa hấu... tại nhiều địa phương, người dân, doanh nghiệp và các HTX đã mạnh dạn đầu tư nhà màng, nhà lưới, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất những loại dưa mới như: Dưa Kim Hoàng hậu, dưa lưới Nhật Bản theo tiêu chuẩn VietGAP,... mang lại giá trị kinh tế cao.

Sau nhiều năm tìm loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao để thay thế cho rau màu truyền thống, năm 2018, gia đình anh Vũ Văn Hoàng, thôn Đông Thành, xã Nga Thành (Nga Sơn) đã mạnh dạn đầu tư gần 300 triệu đồng, xây dựng hơn 1.000m2 nhà lưới để trồng dưa lưới Nhật Bản. Đây là loại cây trồng mới, đòi hỏi quy trình kỹ thuật canh tác, chăm sóc khắt khe. Nên trước khi đưa cây dưa lưới vào sản xuất anh Hoàng đã đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình trong, ngoài tỉnh. Sau 3 tháng sản xuất thử nghiệm, lứa dưa đầu tiên, gia đình anh đạt sản lượng hơn 1 tấn, tiêu chuẩn, chất lượng được thị trường đánh giá cao. Mặc dù việc tiêu thụ sản phẩm ban đầu còn khó khăn, song tổng doanh thu vẫn đạt hơn 30 triệu đồng, cao hơn 3 lần so với sản xuất dưa hấu, dưa lê truyền thống. Từ ưu thế vượt trội của cây dưa lưới, gia đình anh đã tiến hành đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm và bảo đảm tiêu chuẩn để sản phẩm dưa của gia đình hướng đến những thị trường lớn, bền vững hơn. Anh Hoàng cho biết: Được chính quyền xã, huyện và Phòng NN&PTNT huyện Nga Sơn hỗ trợ, hướng dẫn, từ vụ sản xuất thứ 2 gia đình đã đăng ký tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm dưa lưới Nhật Bản. Sau khi có chứng nhận tiêu chuẩn sản xuất, nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, đầu mối thu mua đã tìm đến ký hợp đồng thu mua sản phẩm. Nhờ đó, giá trị kinh tế cao hơn, ước tính năng suất đạt gần 1,6-1,8 tấn/1.000m2/lứa, doanh thu đạt khoảng 50-60 triệu đồng/lứa. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều sản phẩm dưa lưới Nhật Bản được các tiểu thương quảng cáo, giới thiệu. Do đó, để bảo đảm giá trị kinh tế, cần hướng tới xây dựng nhãn hiệu, đăng ký truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, từng bước hướng đến siêu thị và các thị trường tiêu thụ lớn hơn.

Bắt tay vào sản xuất dưa Kim Hoàng hậu từ năm 2017, Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Alaska đã đầu tư hơn 8 tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà lưới diện tích hơn 11.000m2 tại xã Xuân Bái (Thọ Xuân). Nhờ những quy trình sản xuất bảo đảm, lại có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, sản lượng hằng năm đạt hơn 80 tấn, giá trị đạt gần 3 tỷ đồng/năm. Anh Phạm Văn Trọng, giám đốc công ty, cho biết: Hiện nay, sản xuất dưa Kim Hoàng hậu không phải là mô hình mới trên địa bàn tỉnh. Song vẫn nhiều đơn vị, doanh nghiệp đầu tư sản xuất bởi giá trị kinh tế khá cao và được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, để bảo đảm được giá trị từ sản xuất dưa Kim Hoàng hậu nói riêng và các sản phẩm dưa nói chung được trồng trên địa bàn tỉnh ngoài việc đầu tư khoa học - kỹ thuật cần có sự liên kết giữa các đơn vị sản xuất để xây dựng nhãn hiệu hướng tới hình thành thương hiệu cho sản phẩm này. Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa tỉnh Thanh Hóa chính là tấm vé thông hành tốt nhất để sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước.

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh có một số đơn vị tiêu biểu đầu tư sản xuất dưa Kim Hoàng hậu, dưa lưới Nhật Bản tại các huyện Đông Sơn, Thọ Xuân, Quảng Xương theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt năng suất khoảng 70 tấn/ha, sản xuất 3 vụ, doanh thu đạt khoảng 2 tỷ đồng/ha/năm. Do đó, Sở NN&PTNT đã xác định các sản phẩm dưa tỉnh ta có lợi thế cạnh tranh và triển vọng lớn để phát triển. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưa trên địa bàn tỉnh ta chính là việc sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, việc tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào thị trường tự do. Chưa có nhiều đơn vị sản xuất tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định và sản xuất theo chuỗi giá trị, chính vì vậy giá trị kinh tế từ sản xuất cây dưa chưa cao.

Đại diện Sở NN&PTNT cho biết, để bảo đảm tính ổn định, hiệu quả cao từ sản xuất cây dưa trên địa bàn tỉnh bên cạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản, chế biến, các địa phương cần khuyến khích sản xuất dưa theo quy mô lớn, bảo đảm các chứng nhận về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Sau đó, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị kết nối cung cầu để đưa sản phẩm ra thị trường, các sàn giao dịch để nâng cao giá trị cho sản phẩm. Ngoài ra, để tạo cơ chế thông thoáng cho việc tiêu thụ sản phẩm dưa, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan hỗ trợ các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh tiến tới xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm dưa tỉnh Thanh Hóa, từng bước để dưa trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh ở những giai đoạn tiếp theo.

Thanh Hòa


Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]