(Baothanhhoa.vn) - Tận dụng lợi thế có diện tích bãi bồi ven sông lớn với lượng phù sa màu mỡ, huyện Thiệu Hóa đã chú trọng phát triển những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, dâu tằm là một trong những loại cây trồng truyền thống, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích dâu trên địa bàn có xu hướng giảm, chính vì vậy UBND huyện đã có những chủ trương, biện pháp để nâng cao giá trị kinh tế, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho nghề trồng dâu nuôi tằm của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hướng đi mới cho nghề trồng dâu nuôi tằm

Tận dụng lợi thế có diện tích bãi bồi ven sông lớn với lượng phù sa màu mỡ, huyện Thiệu Hóa đã chú trọng phát triển những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, dâu tằm là một trong những loại cây trồng truyền thống, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích dâu trên địa bàn có xu hướng giảm, chính vì vậy UBND huyện đã có những chủ trương, biện pháp để nâng cao giá trị kinh tế, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho nghề trồng dâu nuôi tằm của địa phương.

Hướng đi mới cho nghề trồng dâu nuôi tằm

Diện tích dâu tằm giống GQ12 tại xã Thiệu Minh (Thiệu Hóa).

Đã có thời kỳ diện tích trồng dâu trên địa bàn huyện đạt hơn 400 ha ở 14/27 xã, thị trấn. Tuy nhiên, nghề trồng dâu nuôi tằm vất vả, đầu ra sản phẩm không ổn định nên người dân tìm đến những nghề có thu nhập cao hơn. Do đó, những năm gần đây diện tích trồng dâu dần thu hẹp. Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng gần 100 ha trồng dâu tằm, tập trung ở một số xã, như: Thiệu Đô, Thiệu Tân, Thiệu Quang, Thiệu Toán, Thiệu Tiến, Thiệu Minh với 1.612 hộ, 3.560 lao động làm nghề trồng dâu nuôi tằm. Từ năm 2012, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức phi chính phủ AILO, UBND Thiệu Hóa đã triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các hộ trồng dâu, nuôi tằm và chế biến sản phẩm từ tơ tằm” trên địa bàn. Nhờ đó, nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu tại địa phương có cơ sở để duy trì và phát triển bền vững. Bà Nguyễn Thị Dung, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Xác định nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều tiềm năng phát triển, UBND huyện đã khuyến khích người dân đầu tư, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao sản lượng, chất lượng của cây dâu tằm. Hiện người dân các xã Thiệu Đô, Thiệu Minh, Thiệu Tiến đang trồng giống dâu GQ12 áp dụng biện pháp thâm canh, năng suất đạt 25-30 tấn lá/ha, thay thế cho giống dâu cũ nhờ đó, sản lượng và chất lượng kén cũng được nâng lên. Giá trị sản xuất nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện trung bình đạt 55 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh việc đổi mới kỹ thuật sản xuất dâu, UBND huyện Thiệu Hóa đã khuyến khích các hộ phát triển sản xuất dâu tằm theo hướng chuyên môn hóa, giảm số hộ nuôi nhỏ lẻ để hình thành những hộ nuôi quy mô lớn. Từ năm 2016 đến năm 2018, huyện Thiệu Hóa phối hợp với Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương xây dựng mô hình nuôi tằm con tập trung ở 2 xã Thiệu Đô và Thiệu Minh trên cơ sở chọn hộ có điều kiện lao động, diện tích phòng nuôi, có kinh nghiệm, diện tích trồng dâu bảo đảm nhu cầu, chất lượng để tổ chức nuôi tằm tập trung, quy mô lớn. Nhìn chung, mô hình nuôi tằm tập trung năng suất hiệu quả kinh tế cao (bình quân 1 vòng tằm được 15 kg kén). Trên cơ sở thành công của mô hình, năm 2019, UBND huyện Thiệu Hóa dự kiến mở rộng diện tích nuôi tằm tập trung trên địa bàn xã Thiệu Tiến.

Ngoài ra, để bảo đảm giá trị kinh tế, tính ổn định cho nghề trồng dâu nuôi tằm, huyện Thiệu Hóa tập trung khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên cho các đơn vị thu mua, chế biến các sản phẩm từ dâu tằm. Qua đó, trên địa bàn huyện có 37 cơ sở thu mua kén, 43 hộ sản xuất nhiễu giúp người trồng dâu, nuôi tằm ổn định đầu ra cho sản phẩm. Đại diện lãnh đạo UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Trong định hướng khôi phục, phát triển nghề truyền thống; du nhập và nhân cấy nghề mới giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020, UBND huyện đã xác định nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống mang lại thu nhập cho người dân. Do đó, UBND huyện đã có những chủ trương phát triển bền vững hướng tới hình thành mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất trồng dâu, nuôi tằm. Đến nay, đã có 2 đơn vị là Liên minh sản xuất, thu mua và chế biến các sản phẩm dâu tằm Thiệu Đô và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Đức, thôn 7, xã Thiệu Đô cung ứng trứng tằm, thuốc tằm, kỹ thuật và thu mua sản phẩm kén, tơ cho nông dân trên địa bàn huyện. Cùng với đó, Dự án khôi phục làng nghề truyền thống dâu tằm tơ tại xã Thiệu Đô đã dần hoàn thiện, khu làng nghề ra đời sẽ là cú hích đưa ngành chế biến dâu tằm tơ ở huyện Thiệu Hóa tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên liệu sợi tơ cho ngành dệt may.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài Và Ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]