(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mô hình theo Chương trình 135 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2017, trong 3 năm qua có 1.230 hộ trên địa bàn huyện Như Thanh được thụ hưởng, với tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ thực hiện các dự án là 12.340,7 triệu đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hỗ trợ phát triển sản xuất - trao cơ hội cho người dân thoát nghèo

Thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mô hình theo Chương trình 135 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2017, trong 3 năm qua có 1.230 hộ trên địa bàn huyện Như Thanh được thụ hưởng, với tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ thực hiện các dự án là 12.340,7 triệu đồng.

Cán bộ huyện Như Thanh thăm mô hình nuôi trâu sinh sản của hộ gia đình ở xã Xuân Thái.

Trong đó 1.113 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ mua trâu, bò, dê, lợn sinh sản và hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản; 96 hộ được hỗ trợ tham gia xây dựng 24 mô hình sản xuất nông nghiệp trình diễn; 14 hộ được hỗ trợ tham gia 14 mô hình cơ giới hóa nông nghiệp.

Ông Lương Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết: Trong quá trình triển khai, hệ thống văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, huyện được ban hành đầy đủ, kịp thời. Quá trình tổ chức thực hiện ở cơ sở luôn có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn, của tỉnh, huyện nên việc sử dụng nguồn vốn của các dự án đều đúng mục đích và đối tượng thụ hưởng.

Theo đánh giá của UBND huyện Như Thanh: Qua 3 năm triển khai thực hiện, tình hình kinh tế - xã hội tại các xã, các thôn tham gia mô hình trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Các hộ nghèo, cận nghèo đã tiếp cận được các giống cây trồng, vật nuôi mới và những tiến bộ khoa học mới. Tập quán canh tác của bà con cơ bản đã thay đổi. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước trong một bộ phận hộ nghèo từng bước được khắc phục. Nhiều mô hình sản xuất mới được nhân rộng, phát huy hiệu quả như mô hình nuôi gà ri, lợn cỏ, chăn nuôi bò 3B, bò cái sinh sản, trồng thanh long ruột đỏ, ớt xuất khẩu, mạ khay, máy cấy, tích tụ ruộng đất trồng mía... đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Thanh Tân là một trong những xã của huyện Như Thanh được triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mô hình theo Chương trình 135 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2017. Để triển khai thực hiện các chương trình hiệu quả, UBND xã đã chỉ đạo các thôn tổ chức hội nghị bình xét đúng đối tượng thụ hưởng; đồng thời tiến hành khảo sát nhu cầu của bà con, thu thập số liệu, lập kế hoạch phù hợp. Trong 3 năm qua, có 94 hộ trên địa bàn xã được hỗ trợ kinh phí hơn 1,16 tỷ đồng để mua 91 con trâu, bò, 8 con dê sinh sản và tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi; 10 hộ được hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi gà ri; 1 hộ được hỗ trợ thực hiện mô hình mạ khay - máy cấy, 7 hộ được hỗ trợ kinh phí để thực hiện mô hình tích tụ ruộng đất nâng cao hiệu quả trồng mía nguyên liệu. Cán bộ xã thường xuyên giám sát việc chăn nuôi, sản xuất của các hộ, hướng dẫn các hộ cách chăm sóc, phòng trừ bệnh cho trâu, bò. Do đó đến nay đàn trâu, bò, dê được hỗ trợ theo các chương trình đã sinh sản tăng thêm đàn, đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình được thụ hưởng.

Anh Nguyễn Văn Quân, ở thôn Đồng Lấm, xã Thanh Tân cho biết: Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Qua bình xét, gia đình được hỗ trợ 10 triệu đồng để mua bò sinh sản. Gia đình đã vay mượn thêm anh em, bạn bè để mua 1 con bò trị giá 14 triệu đồng. Tôi mong con bò này sẽ phát triển tốt, giúp cho gia đình tôi có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, anh Quân cũng cho biết quá trình từ khi bình xét, duyệt danh sách đến khi được cấp kinh phí hỗ trợ để mua bò diễn ra hơi dài. Do đó, khi mua bò đúng vào thời điểm rét đậm, khiến cho việc chăn nuôi khó khăn. Anh mong muốn Nhà nước xem xét, điều chỉnh nâng mức đầu tư hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ nghèo lên 15 triệu đồng, vì các hộ nghèo phải đi vay mượn thêm để có vốn đối ứng là rất khó khăn.

Nguyện vọng của anh Quân cũng là nguyện vọng chung của nhiều hộ nghèo đang được thụ hưởng các chương trình trên địa bàn xã Thanh Tân, cũng như nhiều xã khác ở huyện Như Thanh.

Tại buổi làm việc với đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh mới đây, vào tháng 3 - 2018 lãnh đạo xã Phúc Đường cũng cho biết: Việc các hộ nghèo tự vận động để có nguồn vốn đối ứng còn hạn chế. Hồ sơ để thụ hưởng chính sách còn nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian thực hiện. Trong khi đó nhu cầu được hỗ trợ kinh phí để phát triển sản xuất của hộ nghèo còn nhiều. Vì vậy lãnh đạo xã Phúc Đường đề xuất các cấp, các ngành xem xét để tăng mức đầu tư cho mỗi hộ so với hiện nay, đồng thời, tăng nguồn vốn kinh phí hỗ trợ để có thêm nhiều hộ nghèo được thụ hưởng.

Qua nắm bắt tình hình thực tế, UBND huyện Như Thanh cũng đã kiến nghị với HĐND tỉnh để tổng hợp ý kiến, đề nghị Chính phủ xem xét nâng định mức hỗ trợ cho các xã lên 1,5 lần theo quy định; đồng thời đề nghị UBND tỉnh sớm phân bổ nguồn vốn hỗ trợ hàng năm để thực hiện trong lịch thời vụ gieo trồng tốt nhất.


Bài và ảnh: Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]