(Baothanhhoa.vn) - Từ nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Hà Trung (Agribank Hà Trung), nhiều hộ dân trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả vốn vay sản xuất nông nghiệp tại huyện Hà Trung

Từ nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Hà Trung (Agribank Hà Trung), nhiều hộ dân trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định.

Hiệu quả vốn vay sản xuất nông nghiệp tại huyện Hà Trung

Cán bộ Agribank Hà Trung kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của gia đình ông Mai Xuân Hưng ở thôn Kim Phú Na, xã Hà Ngọc.

Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại tổng hợp của gia đình, ông Mai Xuân Hưng ở thôn Kim Phú Na, xã Hà Ngọc, cho biết: Từ nguồn vốn vay 30 triệu đồng ban đầu, đến nay, dư nợ của gia đình tại Agribank Hà Trung là 800 triệu đồng. Ban đầu chỉ có một vài con lợn nái, chục con lợn thịt; đến nay trang trại đã mở rộng quy mô nuôi với 100 lợn nái, 500 lợn thịt, 1,2 ha ao nuôi cá và trồng nhiều loại cây ăn quả, như: thanh long ruột đỏ, cam, bưởi. Hiện trang trại đang tạo việc làm cho 6 lao động, với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu mỗi năm từ trang trại của gia đình ông Hưng đạt hơn 2 tỷ đồng, lãi khoảng 500 triệu đồng.

Với anh Nguyễn Mạnh Cường, ở xã Hà Ninh, nguồn vốn vay của Agribank đã giúp gia đình anh vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19 để duy trì sản xuất, kinh doanh. Được biết gia đình anh chuyên sản xuất đồ nội thất, đồ gia dụng từ tre, luồng. Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, giá nguyên liệu tăng cao, khiến gia đình gặp khó khăn về vốn mua nguyên liệu. Nhờ có hội nông dân xã giúp đỡ, gia đình anh Cường đã được vay 200 triệu đồng của Agribank Hà Trung, để đầu tư mua nguyên liệu sản xuất.

Để người dân thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn, Agribank Hà Trung đã chủ động giao cho cán bộ tín dụng tiếp cận, đánh giá đầy đủ khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả; ưu tiên cấp vốn tín dụng cho các đối tượng khách hàng khu vực nông thôn; quan tâm đến nhóm khách hàng vay vốn theo các chương trình trọng tâm của ngân hàng, như: Vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55 của Chính phủ để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Điểm giao dịch vay vốn của ngân hàng tại các xã, thị trấn phối hợp với hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp nâng cao chất lượng vốn vay sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an toàn, hiệu quả. Tính đến 28-7, tổng dư nợ của Agribank Hà Trung đạt 1.112 tỷ đồng, với hơn 7.000 khách hàng còn vay vốn; trong đó, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm 97% tổng dư nợ. Thực hiện hỗ trợ tín dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp cho gần 50 khách hàng vay, với dư nợ hơn 7 tỷ đồng. Các hộ vay vốn đã đầu tư mua hơn 100 máy gặt, máy làm đất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Nhất là trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Agribank Hà Trung đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể bảo đảm duy trì cấp tín dụng cho người dân an toàn và hiệu quả. Ngân hàng cũng nhiều lần thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, cho vay với lãi suất ưu đãi để khách hàng khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thời gian tới, Agribank Hà Trung tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới tín dụng từ huyện đến các phòng giao dịch, tổ vay vốn trong việc điều tra, thẩm định, cung cấp thông tin tư vấn, giải quyết cho vay kịp thời, đúng quy trình nghiệp vụ. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc sử dụng vốn vay đúng mục đích; thực hiện tốt quy chế công khai, dân chủ trong đầu tư tín dụng sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Áp dụng linh hoạt lãi suất phù hợp với tình hình thị trường nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền, vay tiền đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục đổi mới thái độ, tác phong giao tiếp, rút ngắn thời gian thanh toán, giải ngân, bảo đảm giao dịch chính xác, kịp thời để thu hút và mở rộng khách hàng từ dân cư. Gắn công tác tín dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ với công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tăng tỷ trọng tiền gửi thanh toán, tiền gửi từ dân cư và tiền gửi có kỳ hạn để nâng cao tính chủ động trong sử dụng vốn.

Bài và ảnh: Lương Khánh


Bài và ảnh: Lương Khánh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]