(Baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh hiện có khoảng 350 ha trồng hoa thâm canh; trong đó, có khoảng 230 ha trồng hoa có mái che, ứng dụng công nghệ cao. Lợi nhuận từ 400 đến 600 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 đến 3 lần so với diện tích trồng hoa truyền thống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao

Toàn tỉnh hiện có khoảng 350 ha trồng hoa thâm canh; trong đó, có khoảng 230 ha trồng hoa có mái che, ứng dụng công nghệ cao. Lợi nhuận từ 400 đến 600 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 đến 3 lần so với diện tích trồng hoa truyền thống.

Hiệu quả từ mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao

Diện tích trồng hoa theo hướng công nghệ cao tại phường Đông Lĩnh (TP Thanh Hóa).

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng đa dạng các loại hoa, bảo đảm chất lượng của người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, nên việc đưa các giống hoa mới, đẹp, bắt mắt vào trồng trên địa bàn tỉnh chất lượng không như mong muốn. Vì vậy, để khắc phục những yếu tố bất lợi về thời tiết, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế cho diện tích trồng hoa, thời gian qua, nhiều hộ dân đã ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào trồng hoa.

Tiên phong trong việc ứng dụng CNC vào sản xuất hoa phải nói đến các hộ dân ở TP Thanh Hóa. Là địa phương đông dân, nhu cầu sử dụng hoa lớn, thị trường tiêu thụ rộng, nên nhiều hộ dân đã chủ động chuyển đổi phương thức trồng hoa từ truyền thống sang sản xuất theo hướng CNC. Bắt nhịp với xu hướng phát triển nông nghiệp hiện đại này, năm 2018, gia đình chị Cao Thị Hà, thôn Quý, phường Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 5.000m2 nhà lưới để trồng hoa theo hướng CNC. Trên diện tích này, gia đình chị đã đầu tư xây dựng 5 khu nhà kiên cố bằng thép, có mái che, màng phủ chống cỏ dại, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phun mù, phun nhỏ giọt tự động. Tại các khu nhà, gia đình chị đã đưa vào trồng các loại hoa đang được tiêu thụ rộng rãi và thường xuyên, như: đồng tiền, cúc, huệ... Đáng chú ý, do được đầu tư hệ thống nhà lưới và các thiết bị chăm sóc hiện đại, nên gia đình chị Hà đã đưa vào trồng thành công một số loại hoa khó chăm sóc, như: lay ơn, cát tường, ly.

Chị Hà cho biết: Khác với trồng theo phương thức canh tác truyền thống, việc ứng dụng CNC vào sản xuất giúp người trồng hoa chủ động được quy trình trồng, chăm sóc, hạn chế, khắc phục được những yếu tố bất lợi của thời tiết. Vì vậy, người trồng hoa cần xây dựng lịch thời vụ trồng và thu hoạch cho từng trà, nhất là căn vào đúng dịp lễ, nên giá bán cao. Hoa mới trồng đạt tỷ lệ sống cao, nở đồng đều, thu hoạch đồng loạt, tạo điều kiện thuận lợi để gieo trồng vụ hoa mới...

Huyện Đông Sơn cũng có lợi thế về thị trường tiêu thụ hoa. Để khai thác tiềm năng, thế mạnh này, huyện đã định hướng cho một số địa phương có diện tích trồng hoa khuyến khích các hộ dân chuyển đổi phương thức từ trồng hoa truyền thống sang ứng dụng CNC. Thực hiện định hướng này, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư hệ thống nhà lưới, các thiết bị hiện đại vào quá trình trồng và chăm sóc hoa, nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là gia đình anh Nguyễn Tuấn Anh, thôn Yên Cẩm 1, xã Đông Yên, với các khu trồng đủ các loại hoa theo hướng CNC, có diện tích gần 2 ha và chỉ có 3 lao động chăm sóc. Anh Tuấn cho biết: Sở dĩ cả cánh đồng trồng đủ các loại hoa rộng lớn song chỉ cần ít lao động là bởi trên toàn bộ diện tích trồng hoa đã lắp đặt nhà màng, hệ thống tưới nước phun sương và nhỏ giọt, nên mọi công đoạn chăm sóc gần như được thực hiện tự động, người lao động chỉ cần vận hành hệ thống và thực hiện giám sát. Dù ít lao động, song do quy trình chăm sóc được thiết lập tự động, nên tỷ lệ về phân bón, chất dinh dưỡng, kỹ thuật hãm hoặc thúc hoa đều được thực hiện đồng loạt như nhau, nên thời gian hoa nở, khuôn hoa và kích thước bông đều và được các đại lý đặt mua với giá cao. Anh Tuấn nhẩm tính, 1 ha trồng hoa áp dụng CNC có thể mang lại lợi nhuận cho người trồng khoảng 500 triệu đồng/ha/năm.

Đầu tư trồng hoa theo hướng CNC tuy cần nguồn vốn đầu tư lớn, song lợi nhuận cao, ít rủi ro, nên ngày càng có nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư. Theo đó, diện tích trồng hoa theo hướng CNC ngày càng được mở rộng. Toàn tỉnh hiện có khoảng 350 ha trồng hoa thâm canh; trong đó, có khoảng 230 ha trồng hoa có mái che, ứng dụng CNC. Lợi nhuận từ 400 đến 600 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 đến 3 lần so với diện tích trồng hoa truyền thống.

Để tiếp tục mở rộng diện tích trồng hoa theo hướng CNC, một số địa phương có diện tích trồng hoa đã và đang thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm khuyến khích các hộ dân đầu tư xây dựng các khu nhà màng, nhà lưới. Cùng với đó, ngành nông nghiệp hỗ trợ tập huấn kiến thức, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa trong nhà màng, nhà lưới, bảo đảm diện tích trồng hoa đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]