(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt các chương trình tín dụng theo chủ trương, chính sách của Chính phủ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập.

Hiệu quả nguồn vốn vay phát triển nuôi trồng thủy sản

Thời gian qua, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt các chương trình tín dụng theo chủ trương, chính sách của Chính phủ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập.

Hiệu quả nguồn vốn vay phát triển nuôi trồng thủy sảnTừ nguồn vốn vay hỗ trợ, người dân xã Quảng Nham (Quảng Xương) đầu tư phát triển nuôi tôm công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2016, gia đình chị Lương Thị Thiết, thôn Thuận, xã Quảng Nham (Quảng Xương) nhận thầu 17 ha đất để đầu tư phát triển NTTS. Để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, gia đình cần lượng vốn đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn tự có không đủ. Trước thực tế đó, chị Thiết đã mạnh dạn đề xuất nhu cầu vốn và đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa) giải quyết cho vay 17 tỷ đồng. Với nguồn vốn tự có của gia đình cùng với nguồn vốn tín dụng của Agribank Nam Thanh Hóa, gia đình đã triển khai đầu tư mô hình nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao trên diện tích đất được giao thầu. Hiện hoạt động sản xuất NTTS của gia đình đã và đang phát huy hiệu quả, doanh thu hàng năm đạt từ 47 tỷ đồng trở lên, lợi nhuận hàng năm từ 2,5 tỷ đồng trở lên và tạo việc làm ổn định cho 30 lao động. Chị Lương Thị Thiết cho biết: Trong quá trình vay vốn tại Agribank Nam Thanh Hóa tôi đã được cán bộ tín dụng hướng dẫn tận tình từ khâu thiết lập hồ sơ, tư vấn trong quá trình triển khai thực hiện phương án NTTS. Trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến việc NTTS gặp nhiều khó khăn, Agribank Nam Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, cùng tháo gỡ khó khăn, giảm lãi suất cho vay đối với các khoản còn dư nợ, cho vay mới với lãi suất ưu đãi, đã góp phần hỗ trợ gia đình khắc phục khó khăn, dần ổn định và phục hồi sản xuất.

Tính đến hết quý I-2022, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã cho vay tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là 49.465 tỷ đồng; trong đó, nợ ngắn hạn 23.686 tỷ đồng, nợ trung và dài hạn 25.779 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều giải pháp ưu tiên hỗ trợ tín dụng cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp nói chung và NTTS nói riêng. Bên cạnh đó, chương trình ủy thác cho hội viên, nông dân nghèo vay vốn ưu đãi đã tạo điều kiện cho người dân phát triển NTTS, vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội đã nâng mức vay lên đến 100 triệu đồng và thời hạn vay lên đến 10 năm cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đầu tư phát triển sản xuất. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều mô hình NTTS công nghiệp, công nghệ cao được đầu tư xây dựng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay khiến người dân khó tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng trong lĩnh vực thủy sản là do chính sách quản lý về đất đai vùng bãi ngang, đất đấu thầu của xã quản lý nên thời hạn hợp đồng chỉ có 5 năm, nên nhiều hộ nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh muốn chuyển đổi đầu tư nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trong khi giá vật tư đầu vào cao, chất lượng không đảm bảo và giá tôm thương phẩm không ổn định... Trước thực trạng trên, các tổ chức tín dụng cần tiếp tục tạo điều kiện để các tổ chức, hộ dân tiếp cận vốn vay, nhằm khôi phục sản xuất, mở rộng và tăng thêm diện tích NTTS, chuyển đổi mô hình nuôi hiệu quả.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]