(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện có hiệu quả việc tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình trang trại tổng hợp (TTTH). Từ đó, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả mô hình trang trại tổng hợp

Thực hiện có hiệu quả việc tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình trang trại tổng hợp (TTTH). Từ đó, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiệu quả mô hình trang trại tổng hợp

Trang trại tổng hợp tại xã Nam Giang (Thọ Xuân).

Sau khi nghiên cứu địa hình, thổ nhưỡng và tham quan học hỏi tại nhiều mô hình TTTH, anh Lê Viết Quân, xã Nam Giang (Thọ Xuân) đã mạnh dạn thuê 10 ha đất của người dân tại khu đồng Ngâu để xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản; đồng thời, cải tạo, san lấp để trồng cây ăn quả. Đây được xem là quyết định khá táo bạo, bởi thời điểm đó, nơi đây chỉ là vùng đồng chiêm trũng. Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, anh Quân cho biết: “Với quan điểm lấy ngắn nuôi dài, không để lãng phí nguồn tài nguyên đất nên tôi đã thiết kế trang trại sao cho tiết kiệm diện tích, thuận tiện để người lao động làm việc và vận chuyển sản phẩm. Bên cạnh việc lựa chọn giống cây ăn quả phù hợp với thổ nhưỡng, tôi đã thiết kế, xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi gia súc kiên cố, có hầm biogas để không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước thải được tận dụng để tưới cây. Đồng thời, đào ao để nuôi cá trắm”. Vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm thực tế, mô hình TTTH của anh Quân không chỉ giúp đa dạng sản phẩm nông nghiệp mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ tiết kiệm được chi phí, các sản phẩm của trang trại luôn đạt năng suất cao, chất lượng tốt, được các thương lái đến tận nơi thu mua. Hiện nay, trang trại đã đi vào hoạt động ổn định, doanh thu hàng tỷ đồng/năm.

Là một trong những điển hình về phát triển kinh tế tại xã Phú Nhuận (Như Thanh), gia đình chị Nguyễn Thị Chiến đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình trồng cây ăn quả, cỏ chăn nuôi kết hợp chăn nuôi bò. Đón chúng tôi bằng nụ cười thân thiện, chị vui vẻ trải lòng về quá trình xây dựng và phát triển TTTH của gia đình: “Ngay sau khi có kế hoạch phát triển kinh tế, gia đình tôi đã xây dựng chuồng trại kiên cố để chăn nuôi bò và cải tạo hơn 1 ha đất để trồng bưởi da xanh. Với số lượng đàn bò hơn 20 con, chị đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, như, sử dụng tinh bò BBB phối với bò cái lai Zebu để tạo đàn bò thịt nhằm cải tạo, nâng cao tầm vóc cho đàn gia súc; tiêm phòng theo quy định cũng như thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đối với hơn 1 ha trồng cây ăn quả, chị đã đầu tư hơn 300 triệu đồng để mua cây giống và lắp hệ thống tưới tiêu tự động nhằm giảm chi phí sản xuất. Hiểu rõ trong hoạt động phát triển sản xuất muốn thành công thì cần phải áp dụng khoa học - kỹ thuật nên ngoài tiếp cận các thông tin qua báo chí, chị còn tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế xây dựng mô hình TTTH do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức. Nhờ đó, đến nay gia đình chị đã xây dựng TTTH với cây trồng, con nuôi đa dạng và được bố trí một cách hợp lý. Mô hình TTTH của gia đình chị không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là nơi để các hộ dân trên địa bàn xã học tập kinh nghiệm, chia sẻ kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

TTTH là mô hình có sự kết hợp hài hòa, đa dạng giữa trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nhằm bảo đảm tiết kiệm được chi phí chăm sóc, tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện nay, toàn tỉnh đã phát triển được 59 TTTH đạt tiêu chí theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí kinh tế trang trại. Các TTTH trên địa bàn tỉnh được người dân thiết kế khoa học, tận dụng quỹ đất hợp lý để kết hợp trồng trọt, chăn nuôi... Bên cạnh đó, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đầu tư lắp đặt các máy móc hiện đại như hệ thống tưới phun sương, nhỏ giọt, hệ thống làm mát chuồng trại, bể biogas... để bảo đảm vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh. Doanh thu trung bình của các TTTH từ 2 tỷ đồng trở lên/năm. Khi đầu tư xây dựng TTTH, người dân lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhổ thưỡng, điều kiện tự nhiên của địa phương. Bên cạnh đó, cần có vốn đầu tư lớn, có kiến thức tổng hợp về các loại cây, con; thiết kế trang trại khoa học để mỗi loại cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, mang lại năng suất, chất lượng cao. Thời gian tới, để khuyến khích, hỗ trợ và định hướng cho người dân xây dựng và nhân rộng mô hình TTTH, các địa phương cần hỗ trợ người dân lựa chọn cây, con phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện tại địa phương. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa nhằm tạo quỹ đất liền kề để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân,... tạo tâm lý yên tâm để người dân đầu tư phát triển sản xuất. Chú trọng tổ chức các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân, đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư sản xuất.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]