(Baothanhhoa.vn) - Với vai trò là “cầu nối”, những năm qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, điển hình là chương trình cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả mô hình phân bón trả chậm cho nông dân

Với vai trò là “cầu nối”, những năm qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, điển hình là chương trình cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm.

Được cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm, hội viên nông dân xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc) đầu tư vào phát triển sản xuất.

Các cấp HND trong tỉnh đã chủ động phối hợp, ký kết hợp đồng với một số công ty sản xuất, kinh doanh phân bón trong và ngoài tỉnh, như: Công ty CP Công, nông nghiệp Tiến Nông; Công ty CP Thần nông Thanh Hóa... thực hiện chương trình cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm cho bà con nông dân. Trước mỗi vụ, HND tỉnh chỉ đạo HND các huyện, thị xã, thành phố thông báo bảng giá từng loại phân bón đến các xã, thị trấn. HND các xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo đến từng chi hội, tổ hội và bà con nông dân. Hội viên nào có nhu cầu thì đăng ký. HND cơ sở có trách nhiệm giao hàng cho hội viên và thu hồi nợ khi đến hạn theo quy định. Nhiều năm thực hiện chương trình hỗ trợ mua phân bón trả chậm cho bà con nông dân, các cấp HND trong tỉnh luôn thanh toán tiền đầy đủ cho các công ty theo hợp đồng, không có tình trạng nợ, vì vậy lượng phân bón được tín chấp tăng theo từng năm. Hiện, hàng năm các cấp hội ký hợp đồng trách nhiệm với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong và ngoài tỉnh để tín chấp cho nông dân mua phân bón theo hình thức trả chậm, không lãi trên 31.000 tấn. Ngoài ra, các cấp HND còn phối hợp với các công ty cung cấp phân bón mở 128 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về cách sử dụng phân bón đúng cách và hiệu quả; cách phân biệt phân bón thật, giả; cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên một số loại cây trồng cho trên 10.000 lượt hội viên.

Trước đây, cứ đến vụ sản xuất, gia đình anh Nguyễn Văn Thường, ở thôn Ngọc Đô, xã Yên Ninh (Yên Định) lại chạy đôn chạy đáo vay tiền để mua phân bón. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ HND xã Yên Ninh triển khai chương trình liên kết với doanh nghiệp, tín chấp cung ứng phân bón trả chậm cho các hội viên, gia đình anh Thường không phải lo lắng về khoản tiền mua phân bón như trước. Đầu mùa vụ, gia đình anh chỉ cần đăng ký với chi hội nông dân thôn về số lượng, chủng loại phân bón, sau đó, doanh nghiệp cung ứng sẽ đưa phân bón về tận thôn. Sau mỗi mùa thu hoạch anh mới phải trả tiền.

Cũng như gia đình anh Thường, hộ ông Vi Trung Hùng, xã Thăng Long (Nông Cống) có hơn 5 ha sản xuất lúa và các loại cây rau, màu, mỗi năm đầu tư khoảng 6 tấn phân bón các loại. Ông Hùng cho biết, trước đây, ông thường mua nợ phân bón ở các đại lý với lãi suất cao (khoảng 1- 2%/tháng). Những năm gần đây, việc mua phân bón trả chậm thông qua HND xã đã giúp gia đình ông khắc phục được khó khăn do thiếu vốn đầu tư trước mắt. Mặt khác, do HND xã ký liên kết trực tiếp với công ty sản xuất hoặc nhà phân phối, không phải qua nhiều khâu trung gian nên giá phân bón rất hợp lý. Điều làm ông và bà con địa phương cảm thấy vui hơn cả là có HND đứng ra tín chấp nên khá yên tâm về chất lượng phân bón, không lo phân bón giả, kém chất lượng.

Có thể khẳng định, chương trình cung ứng phân bón trả chậm cho nông dân của các cấp HND trong tỉnh là một cách làm sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của người nông dân hiện nay. Ngoài việc tạo điều kiện phát triển sản xuất, chương trình còn giúp nhiều nông dân tích cực tham gia vào tổ chức hội, góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.


Bài và ảnh: Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]