(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, nuôi cá lồng trên hồ Đồng Ngán được đánh giá là một trong những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên địa bàn xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa), giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá lồng ở xã Đông Vinh

Thời gian qua, nuôi cá lồng trên hồ Đồng Ngán được đánh giá là một trong những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên địa bàn xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa), giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá lồng ở xã Đông Vinh

Mô hình nuôi cá lồng ở xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa.

Theo chân anh Hà Việt Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Vinh (TP Thanh Hoá), chúng tôi đến hồ Đồng Ngán, được “mục sở thị” mô hình nuôi cá lồng trong sự ngỡ ngàng. Bởi, theo lời kể của anh, trước đây, diện tích này dùng để phục vụ sản xuất cho nhà máy gạch, chỉ là một đồng đất hoang sơ. Sau thời gian, UBND xã kêu gọi người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp, Công ty CP Sông Mã đã thuê lại đất, phát triển mô hình nuôi cá lồng. Khi chúng tôi tò mò vì sao chọn mô hình nuôi cá lồng, ông Hà Văn Thành, quản lý mô hình, cho biết: Sau khi tham khảo, nhận thấy hồ Đồng Ngán có diện tích mặt nước lớn, vị trí giao thông thuận lợi để thu mua, vận chuyển sản phẩm. Bên cạnh đó, trước khi đầu tư nuôi cá lồng, chúng tôi tiến hành khảo sát khu vực nuôi, đo kiểm tra độ pH phù hợp, độ trong của nước. Đây là khâu rất quan trọng vì khu vực nuôi quyết định đến an toàn lồng nuôi cũng như hiệu quả trong suốt quá trình nuôi. Sau đó, tiến hành cải tạo hồ. Khác với cách nuôi cá trong ao, nuôi cá lồng tận dụng được nhiều lợi thế về mặt nước nên nước ít bị ô nhiễm. Thức ăn cho cá khá đơn giản, chủ yếu là khâu phòng bệnh cho cá, người nuôi phải thường xuyên vệ sinh lưới, giúp cá không bị thiếu ô xy cũng như hạn chế việc phát sinh mầm bệnh. Nhất là, thường xuyên bổ sung thêm vitamin vào thức ăn hàng ngày với liều lượng phù hợp nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Ở khâu lựa chọn lồng thả, toàn bộ lồng bằng tre, nứa được chuyển đổi sang lồng sắt để đảm bảo độ bền và tiện lợi cho quá trình vệ sinh. Vừa nói, ông Thành vừa kéo những chiếc lồng lên khỏi mặt nước, những con cá to, khỏe đã minh chứng hướng đi đúng đắn khi đầu tư vào nuôi cá lồng của công ty. Cũng theo ông Thành, trên diện tích gần 10 ha, được đầu tư 48 lồng nuôi cá, con nuôi chủ yếu là cá rô phi, cá lăng, cá chép, cá trắm. Hiện nay, mô hình đang tạo việc làm cho 5 đến 7 lao động, thu nhập trung bình từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, trung bình mỗi lồng cá cho thu hoạch từ 2 đến 2,5 tấn cá thương phẩm, trong đó cá lăng và cá trắm ốc đều có giá xuất bán đạt trên dưới 100.000 đồng/kg, tương đương trên dưới 100 triệu đồng mỗi tấn, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Đầu ra của sản phẩm ở đây luôn ổn định, được vận chuyển đến các nhà hàng trong và ngoài tỉnh.

Nói về triển vọng nuôi cá lồng, anh Hà Việt Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Vinh, cho biết: Đây là mô hình nuôi cá lồng đầu tiên được đầu tư ở xã, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể nói, mô hình nuôi cá lồng trên hồ Đồng Ngán của Công ty CP Sông Mã đã tận dụng có hiệu quả diện tích mặt nước để nuôi thả cá, phát triển nuôi trồng thủy sản theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, UBND xã đã khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đối với mô hình nuôi cá lồng, người dân còn e ngại do đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, nguồn vốn để mua con giống, thức ăn, kỹ thuật còn hạn chế.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]