(Baothanhhoa.vn) - Với thủ tục vay vốn đơn giản, mạng lưới hoạt động được phủ kín đến từng xã, phường, thị trấn, những năm qua, hoạt động của các điểm giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) được ví như “ngân hàng lưu động” của người nghèo, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả hoạt động của các điểm giao dịch xã

Với thủ tục vay vốn đơn giản, mạng lưới hoạt động được phủ kín đến từng xã, phường, thị trấn, những năm qua, hoạt động của các điểm giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) được ví như “ngân hàng lưu động” của người nghèo, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả hoạt động của các điểm giao dịch xã

Cán bộ NHCSXH huyện Vĩnh Lộc kiểm tra tình hình sử dụng nguồn vốn ưu đãi tại xã Ninh Khang.

Được vay 50 triệu đồng chương trình tín dụng cho hộ nghèo từ NHCSXH Vĩnh Lộc, gia đình anh Nguyễn Trung Kiên, thôn Khang Hồ, xã Ninh Khang, mạnh dạn đầu tư nuôi 4 con bò, 20 lợn thịt; xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Anh Kiên cho biết, từ nguồn vốn chính sách tín dụng ưu đãi đã giúp gia đình từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất.

Chúng tôi có mặt tại điểm giao dịch xã Ninh Khang (Vĩnh Lộc) đúng ngày giải ngân nguồn vốn mới bổ sung của NHCSXH huyện, ai nấy đều bận rộn với công việc được giao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Anh Ngô Thế Anh, tổ trưởng tín dụng NHCSXH Vĩnh Lộc, cho biết: Theo quy định, bất kể thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ, ngày lễ chúng tôi đều có mặt tại các điểm giao dịch xã để giải ngân, thu nợ, thu lãi và thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định. Tại trụ sở UBND xã, tất cả những thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng như: Biển hiệu điểm giao dịch, bảng nội quy giao dịch, hòm thư góp ý, các chương trình tín dụng ưu đãi, mức vay, lãi suất... đều được niêm yết công khai. Chỉ riêng trong ngày giao dịch, tổ đã giải ngân được hơn 1,5 tỷ đồng cho gần 40 hộ thành viên vay vốn. Được biết, hiện xã Ninh Khang có hơn 900 hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH Vĩnh Lộc với tổng dư nợ hơn 40 tỷ đồng. Việc đặt điểm giao dịch cố định tại xã, đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại.

Hiện nay, NHCSXH Thanh Hóa có 559 điểm giao dịch cố định tại 559 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Hàng tháng, vào một ngày cố định, tổ giao dịch lưu động là các cán bộ NHCSXH với đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách từ giải ngân, thu nợ, thu lãi... Tính đến ngày 20-5, tổng dư nợ của NHCSXH Thanh Hóa đạt 9.628,2 tỷ đồng với hàng trăm nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, các đối tượng chính sách khác đang vay vốn. Trước kia, khi chưa có điểm giao dịch xã, hoạt động tín dụng chính sách chủ yếu là những món vay nhỏ, lẻ; khách hàng là người nghèo và các đối tượng chính sách khác, việc đi lại giao dịch với ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa. Sau khi điểm giao dịch tại xã, phường, thị trấn được triển khai trong toàn hệ thống đã giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí. Đồng thời, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách xã hội. NHCSXH và 4 tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác, cấp xã và các tổ tiết kiệm và vay vốn hàng tháng đều tổ chức giao ban tại điểm giao dịch nhằm đánh giá những mặt đạt được để tiếp tục phát huy, nêu ra các vấn đề tồn tại, khó khăn để bàn bạc, tìm các giải pháp tháo gỡ kịp thời. Không chỉ vậy, cán bộ NHCSXH tại các điểm giao dịch xã luôn tận tình giúp tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, các hộ vay làm thủ tục vay vốn, trả nợ, trả lãi kịp thời. Hàng năm, tỷ lệ giải ngân và thu nợ tại điểm giao dịch xã đạt hơn 95%, thu lãi đạt hơn 98%. Có thể khẳng định, hoạt động của các điểm giao dịch ngày càng ổn định và đi vào nền nếp, hiệu quả, luôn được Nhân dân, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, ban, ngành đánh giá cao, là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính và là một đặc thù riêng, thể hiện tinh thần trách nhiệm của cán bộ NHCSXH đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Trong thời gian tới, NHCSXH Thanh Hóa tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tại các điểm giao dịch xã, tạo điều kiện thuận lợi nhất, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cho người dân. Chủ động lồng ghép có hiệu quả hoạt động vay vốn của khách hàng với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư... giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả, thoát nghèo bền vững. Tuân thủ chặt chẽ, nghiêm chỉnh chính sách, quy trình nghiệp vụ tín dụng, phân tích, xử lý kịp thời các khoản nợ xấu. Nâng cao chất lượng tín dụng nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần cùng các cấp, ngành và các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: K.P



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]