(Baothanhhoa.vn) - Xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tiễn ở địa phương, huyện Lang Chánh đã thực hiện tốt việc giao rừng để nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ rừng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở huyện Lang Chánh

Hiệu quả công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở huyện Lang Chánh

Người dân xã Trí Nang chăm sóc, bảo vệ rừng.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tiễn ở địa phương, huyện Lang Chánh đã thực hiện tốt việc giao rừng để nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ rừng.

Theo đó, phần lớn diện tích rừng tự nhiên được giao cho cộng đồng, diện tích rừng sản xuất giao cho các hộ gia đình quản lý. Nhờ đó, việc trồng, bảo vệ, chăm sóc không chỉ tăng về diện tích mà chất lượng rừng trồng cũng được nâng lên rõ rệt. Đời sống của người dân khu vực có rừng và đất lâm nghiệp được nâng lên rõ rệt.

Từ năm 2010, gia đình chị Lê Thị Lan, thị trấn Lang Chánh trồng 2 ha rừng keo, đến năm 2019 cho khai thác. Theo tính toán, mỗi héc-ta keo chị Lan thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Thấy được hiệu quả cây keo mang lại, vụ xuân năm 2020, gia đình chị Lan tiếp tục chuyển đổi 3 ha rừng luồng nghèo kiệt sang trồng keo. Đối với anh Phạm Văn Tích, xã Tân Phúc thì cho rằng qua tuyên truyền của chính quyền và các đoàn thể, bản thân anh và người dân trong thôn đã nâng cao ý thức trong bảo vệ và phát triển rừng. Xác định rừng là nguồn sinh kế chính của gia đình mình, bởi vậy anh Tích đã mạnh dạn đầu tư trồng luồng, trồng keo trên diện tích 3 ha. Dự kiến 2 năm nữa, diện tích cây keo của gia đình sẽ cho thu nhập gần 200 triệu đồng.

Ngay từ đầu năm 2020, thị trấn Lang Chánh triển khai kế hoạch trồng mới 38 ha rừng sản xuất. Để diện tích rừng trồng phát triển, địa phương chỉ đạo các thôn phối hợp với cán bộ kiểm lâm hướng dẫn kỹ thuật, thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ, nhờ đó diện tích rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Năm 2020, huyện Lang Chánh phấn đấu trồng mới và trồng lại rừng sau khai thác đạt 1.000 ha (trong đó trồng mới 200 ha, trồng lại sau khai thác 800 ha), cải tạo, phục tráng 400 ha rừng luồng; thâm canh 1.000 ha rừng luồng; chăm sóc rừng mới trồng 1.200 ha; bảo vệ an toàn cho 48.938,85 ha rừng hiện có; sản xuất được ít nhất 1 đến 1,2 triệu cây giống phục vụ trồng rừng trên địa bàn toàn huyện. Bên cạnh việc chỉ đạo, đôn đốc các hộ trồng rừng đúng kế hoạch, huyện còn chỉ đạo các đơn vị, hộ dân thực hiện tốt công tác chăm sóc diện tích rừng đã trồng. Tăng cường tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ, phòng, chống cháy rừng một cách hiệu quả, từng bước nâng cao kinh tế cho người dân từ việc trồng và khai thác rừng. Đến nay, toàn huyện đã trồng mới được hơn 100 ha rừng tập trung và trên 700 ha rừng sau khai thác, đạt 80% kế hoạch đề ra.

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh: Với quyết tâm bảo vệ, phát triển rừng bền vững vì cuộc sống tương lai, huyện sẽ tập trung làm tốt công tác bảo vệ rừng tận gốc, tổ chức khoanh vùng, xác định các điểm, khu vực có nguy cơ cháy cao; thực hiện việc giám sát các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trồng rừng thay thế theo quy định; nghiên cứu thực hiện các giải pháp khai thác sử dụng có hiệu quả rừng trồng là rừng sản xuất, gắn với cơ chế và các điều kiện ràng buộc trồng lại rừng sau khai thác, nhằm duy trì sự phát triển ổn định của rừng trồng, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng. Đó cũng là tiền đề để huyện Lang Chánh tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững.

Phạm Minh


Phạm Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]