(Baothanhhoa.vn) - Nông nghiệp Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới. Một cái đích xa, nhưng không phi thực tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiện thực giấc mơ thứ hạng

Nông nghiệp Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới. Một cái đích xa, nhưng không phi thực tế.

Hiện thực giấc mơ thứ hạng

Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan mới đây đã viết “tâm thư” mời gọi các nhà khoa học vượt qua những trở ngại về chính sách, tích cực nghiên cứu, đưa thành tựu khoa học - công nghệ vào nông nghiệp. Tiếp đó, ông đã có “thư ngỏ” gửi các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp, nhấn mạnh: Dù đã gặp nhau hay chưa, chúng ta vẫn được sợi dây vô hình mang tên “Khát vọng nông nghiệp Việt Nam” nối kết lại với nhau. Theo nhiều cách khác nhau, chúng ta đang cùng dựng xây và vận hành “hệ sinh thái nông nghiệp” vì sự phát triển bền vững của ngành, vì sự thịnh vượng của đất nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau. Điểm đến càng xa, càng khó, càng cần nhiều người xiết tay đoàn kết, chung bước đồng hành. Sự chia sẻ, hỗ trợ từ những người bạn đồng hành sẽ tiếp thêm năng lượng, hun đúc quyết tâm.

Cũng dịp này, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đưa nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp lên tầm cao mới.

Đang có những đường hướng mới được vạch ra để đưa nông nghiệp Việt Nam vào đường băng “cất cánh”. Theo lý lẽ của vị “Tư lệnh” ngành nông nghiệp, khi mà kết hợp được “cái đầu của nhà khoa học” và “cái túi của doanh nghiệp”, thì sẽ có sự cộng hưởng để tạo ra những sản phẩm đi vào đời sống nhanh nhất.

Không phải bây giờ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới nhìn ra hướng để nâng tầm nông nghiệp Việt, mà chỉ là bây giờ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới cho thấy quyết tâm mạnh mẽ nhất.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện có 11 viện nghiên cứu với gần 8.000 cán bộ. Theo TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông thôn, yếu tố cản trở lớn nhất với hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học công lập không phải là kinh phí hay cơ sở vật chất, mà chính là đội ngũ cán bộ thiếu động lực. Do kế hoạch nghiên cứu khoa học được các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ định đối với người nghiên cứu, nên không ít sản phẩm chỉ dừng ở báo cáo khoa học và sau đó bị bỏ quên trong “ngăn kéo”.

Để chấm dứt tình trạng này đòi hỏi Việt Nam phải có một “thị trường khoa học” sôi động và nhộn nhịp như “tâm thư” của Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi các nhà khoa học. Theo đó, Nhà nước có thể đặt hàng, giao khoán công trình, kết quả nghiên cứu cho các nhà khoa học ở các đơn vị nghiên cứu khoa học công lập, nhưng chỉ nghiệm thu khi dự án được doanh nghiệp và nông dân đón nhận. Ý tưởng này sẽ chấm dứt tình trạng cứ giải ngân kinh phí nghiên cứu khoa học, cơ quan chức năng nghiệm thu đề tài là ăn chắc, dẫn đến lãng phí nguồn lực, tiền bạc, lãng phí niềm tin, kỳ vọng của nông dân...

Với rất nhiều tiềm năng, lợi thế, Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực giấc mơ thứ hạng của mình, có điều là chúng ta - những nhà khoa học, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và cơ quan quản lý nông nghiệp các cấp sẽ nghiêm túc với điều đó như thế nào mà thôi.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]