(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện thông tin rau không an toàn trà trộn vào siêu thị và xuất hiện trên trang thương mại điện tử, sau đó đóng gói dán mác rau sạch, rau an toàn, khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Để ngăn chặn tình trạng nhập nhèm này cần sự quan tâm vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng như phụ thuộc vào sự thông thái của người tiêu dùng.

Hạn chế tình trạng rau bẩn “đột lốt” rau an toàn

Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện thông tin rau không an toàn trà trộn vào siêu thị và xuất hiện trên trang thương mại điện tử, sau đó đóng gói dán mác rau sạch, rau an toàn, khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Để ngăn chặn tình trạng nhập nhèm này cần sự quan tâm vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng như phụ thuộc vào sự thông thái của người tiêu dùng.

Hạn chế tình trạng rau bẩn “đột lốt” rau an toàn

Mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Đông Tiến (Đông Sơn).

Là chủ một nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP Thanh Hóa, chị Lê Thị Nga, phường Đông Hương, cho biết: “Với mong muốn tạo nên sự hài lòng cho khách hàng, nhà hàng của chúng tôi sẵn sàng chi phí cao hơn để sử dụng những loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng bảo đảm. Trong đó, riêng đối với nguồn rau, mỗi ngày nhà hàng tiêu thụ từ 30 đến 40 kg, chủ yếu nhập từ những vùng sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn an toàn được cơ quan chuyên môn chứng nhận, như vùng rau Hoằng Hợp (Hoằng Hóa), Quảng Lưu (Quảng Xương)... Tuy nhiên, về cơ bản chúng tôi cũng không thể phân biệt được rau sạch, rau “bẩn” mà chủ yếu phụ thuộc vào cái tâm của đơn vị cung cấp”.

Thực tế cho thấy, ngoài một số siêu thị lớn, nhà hàng, bếp ăn uy tín luôn hợp đồng chặt chẽ với người trồng rau sạch thông qua các HTX, tổ, đội nhóm, công ty hoặc tự xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu thì đa số nhập của nhiều đơn vị phân phối khác. Điều đáng bàn là quy trình kiểm tra, giám sát nguồn gốc, xuất xứ của nhiều vùng rau đã bị bỏ qua, hoặc là phó mặc chất lượng cho nhà phân phối. Tình trạng này vô hình chung đã tạo điều kiện cho rau “bẩn” có cơ hội đội lốt rau sạch, ngang nhiên chen chân vào hệ thống tiêu thụ thông minh, hiện đại. Người tiêu dùng vừa tin tưởng vào đơn vị cung cấp, lại không có công cụ, thời gian, trình độ nhận biết nên đã mua nhầm để sử dụng.

Ông Hoàng Hữu Hằng ở tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa) - một hộ dân có thâm niên sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho biết: Việc sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi kỹ thuật sản xuất khắt khe, chi phí đầu tư cũng cao hơn 2 lần so với sản xuất thông thường. Tuy nhiên, việc tiêu thụ khó khăn, sản phẩm phải cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Bởi vậy, vì lợi nhuận nên ngoài những đơn vị tiêu thụ uy tín thì không nhiều đơn vị cung ứng lựa chọn rau sản xuất theo quy trình an toàn VietGAP. Được biết, gia đình ông Hoàng Hữu Hằng có hơn 3 sào ruộng thuộc vùng sản xuất rau an toàn được địa phương quy hoạch. Nằm trong vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên gia đình tuân thủ các quy trình sản xuất, sản phẩm làm ra bảo đảm chất lượng song việc tiêu thụ vẫn gặp không ít khó khăn. Phần lớn sản phẩm phải tiêu thụ tự do trên thị trường với giá thành không tương xứng so với vốn đầu tư.

Từ thực tế cho thấy, trong cuộc cạnh tranh không lành mạnh giữa “rau bẩn” và rau an toàn thì phần thiệt luôn nghiêng về người sản xuất rau an toàn và người tiêu dùng. Trước tình trạng trên, các cơ quan chuyên môn và ngành chức năng của tỉnh đã thực hiện rà soát, phối hợp với các đơn vị có liên quan, tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi tập kết, phân loại, đóng gói, kinh doanh rau, củ, quả không rõ nguồn gốc hoặc gian lận về nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại khác theo đúng quy định. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát, tăng chế tài xử phạt đủ sức răn đe với các cá nhân, tổ chức sản xuất thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, qua đó lấy lại công bằng cho những đơn vị sản xuất bài bản, theo tiêu chuẩn được cơ quan Nhà nước quy định.

Tỉnh Thanh Hóa có 55 vùng sản xuất tập trung, với 1.050 chuỗi thực phẩm an toàn và 138 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn được chứng nhận. Tuy nhiên, những con số trên cũng chưa thực sự khiến người tiêu dùng yên tâm khi mua thực phẩm, nhất là mặt hàng rau, củ, quả nên các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng hình thành thói quen lựa chọn, tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, lựa chọn cho mình nhà cung cấp bảo đảm, uy tín. Đồng thời, trong khi trông đợi vào lương tâm, sự tự giác của những người sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả, thì việc siết chặt hậu kiểm từ phía cơ quan chức năng vẫn là giải pháp căn cơ để có được nguồn thực phẩm bảo đảm cho người dân sử dụng.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]