(Baothanhhoa.vn) - Xu hướng mua sắm online thời gian gần đây đang gia tăng mạnh. Đây cũng là hình thức mua bán được khuyến khích trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Lượng người mua gia tăng, các đơn vị phân phối, người bán cũng có những cải tiến trong việc đa dạng các hình thức, tiện ích đặt hàng, tăng khuyến mại, bổ sung lực lượng vận chuyển hàng hóa phục vụ người tiêu dùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gia tăng xu hướng mua sắm online

Xu hướng mua sắm online thời gian gần đây đang gia tăng mạnh. Đây cũng là hình thức mua bán được khuyến khích trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Lượng người mua gia tăng, các đơn vị phân phối, người bán cũng có những cải tiến trong việc đa dạng các hình thức, tiện ích đặt hàng, tăng khuyến mại, bổ sung lực lượng vận chuyển hàng hóa phục vụ người tiêu dùng.

Gia tăng xu hướng mua sắm online

Mua sắm online đang gia tăng trong mùa dịch.

Lướt trên mạng xã hội, trong các hội nhóm facebook, zalo, có thể nhận thấy, xu hướng tiêu dùng online đang gia tăng rõ rệt. Chủng loại hàng hóa được mua bán nhộn nhịp nhất là các loại hàng hóa thiết yếu, như: Lương thực, thực phẩm, khẩu trang, nước sát trùng, hàng tiêu dùng cá nhân... Cùng với đó là một số mặt hàng đang vào mùa vụ, như: Quần áo, điện lạnh, đồ chơi trẻ em, hàng gia dụng,... Chị Lê Thu Hương, phường Ba Đình (TP Thanh Hóa), cho biết: Trước đây, chị rất “chuộng” mua hàng online, nhưng thường chỉ áp dụng đối với mặt hàng quần áo, đồ dùng. Những ngày gần đây, do ngại tiếp xúc nơi đông người và lướt trên mạng xã hội có khá nhiều mặt hàng thực phẩm nên đã đặt mua cả giò, chả, cá, các loại hoa quả... Khoảng 3 ngày, chị Hương đặt mua hàng 1 lần, với số tiền khoảng 500.000 - 700.000 đồng. Tuy mất thêm phí ship hàng, nhưng không phải mất thời gian đi chợ, chất lượng, giá cả hàng hóa cũng khá hài lòng.

Nắm bắt xu hướng của người tiêu dùng, nhiều người tham gia bán hàng online đã đẩy mạnh tìm kiếm nguồn hàng để bán lẻ ra thị trường. Chị Lê Thị Hạnh, công nhân một công ty may mặc trên địa bàn phường Phú Sơn, chia sẻ: Công việc bán hàng online trước kia đối với chị là công việc phụ ngoài giờ làm việc để gia tăng thu nhập. Tuy nhiên thời gian gần đây, công việc ở nhà máy bị cắt giảm nên thời gian nhàn rỗi nhiều hơn. Nắm bắt nhu cầu mua sắm tiêu dùng online tăng nên chị đã tìm kiếm thêm một số hàng hóa để bán trên mạng như quần áo mùa hè, các loại thực phẩm,... Theo chị Hạnh, lượng đơn hàng bán ra tăng nhẹ trong những ngày đầu tháng 3 và tăng gấp đôi trong những ngày gần đây.

Khai trương thêm 1 cơ sở trong chuỗi cửa hàng tại TP Thanh Hóa chuyên hàng thiết kế cho trẻ em Chimi Design vào đúng mùa dịch. Tuy nhiên, chủ cơ sở này đã linh hoạt đẩy mạnh kênh bán hàng online nhằm giới thiệu những sản phẩm mới đến với người tiêu dùng. Chị Tống Kim Hoa, chủ cơ sở, cho biết: Trước kia, Chimi Design cũng đã song hành 2 hình thức bán hàng truyền thống và online. Bán hàng truyền thống với những ưu thế như người tiêu dùng được lựa chọn, ướm thử nhiều mặt hàng, đáp ứng được cả nhu cầu ngắm, giải trí. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, tiêu dùng online là hình thức tiêu dùng thông minh, tiện lợi và tiết kiệm nhất. Thực hiện đóng cửa theo chỉ đạo của các ban, ngành, chính quyền địa phương, cửa hàng Chimi Design đã đẩy mạnh hơn kênh bán hàng trực tuyến qua các hội, nhóm online. Đồng thời, thực hiện bán hàng không lợi nhuận qua việc giảm giá 30% các mẫu hàng thiết kế; miễn phí ship đơn hàng cho toàn bộ khách mua hàng.

Nhằm hạn chế việc đi lại và phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng trong tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp lớn, các siêu thị trong tỉnh cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, dịch vụ mua hàng từ xa, giao hàng tại nhà kèm theo các hình thức ưu đãi. Ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, cho biết: Thời gian gần đây, do nhu cầu dự trữ hàng hóa tăng, lượng các loại thực phẩm thiết yếu và tươi sống như: Thịt, cá, rau xanh... bán ra vào các ngày cuối tuần tăng tới 200 - 300%. Có thời điểm một số hàng hóa thiết yếu như gạo, thịt, mì gói hết hàng vào cuối ngày khiến một số khách hàng chưa mua được hàng hóa. Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, siêu thị đã đẩy mạnh kênh bán hàng online và giao hàng tại nhà. Khách hàng có thể liên hệ, đặt hàng bằng nhiều hình thức tiện lợi như facebook, zalo, gọi điện thoại trực tiếp. Do đó, ngồi tại nhà, người dân vẫn có thể mua được hàng hóa tươi sống trong ngày. Ông Liêm cho biết, trong những ngày qua, lượng hàng hóa được mua trực tuyến tăng gấp 2 lần. Hiện đơn vị đã làm việc với một số nhà phân phối để bổ sung hàng hóa thiết yếu, đồng thời tăng cường lực lượng giao hàng để kịp thời phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Là một hình thức tiêu dùng thông minh, mua sắm online càng phát huy sự tiện lợi trong thời điểm dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, mua sắm online nhãn tiền vẫn tồn tại những rủi ro khó lường. Trong bối cảnh nhà nhà, người người đi “chợ” online, nhiều người bán hàng cũng lợi dụng để “tung” ra những mặt hàng kém chất lượng nhằm tranh thủ kiếm lời. Cùng với đó, là những quảng cáo không có thật về tính năng của một số sản phẩm “hot” trong mùa dịch chưa có căn cứ khoa học. Để tránh rủi ro khi mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng nên lựa chọn hàng hóa ở những địa chỉ uy tín như các siêu thị, các website, cơ sở bán hàng có đăng ký hoạt động với cơ quan chức năng cùng những thông tin rõ ràng về địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế...

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài Và Ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]