(Baothanhhoa.vn) - Dịch bệnh COVID-19 khiến cho thói quen sản xuất và tiêu dùng có sự thay đổi trong 2 năm qua. Đã có nhiều lần người dân đua nhau tích trữ, thu gom hàng hóa và đã để lại những tác động tiêu cực cho thị trường. Điều đó được lo lắng có thể sẽ tái diễn khi đợt tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong năm là Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 đang đến gần.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đừng lo khan hiếm hàng tết mà phản ứng cực đoan

Dịch bệnh COVID-19 khiến cho thói quen sản xuất và tiêu dùng có sự thay đổi trong 2 năm qua. Đã có nhiều lần người dân đua nhau tích trữ, thu gom hàng hóa và đã để lại những tác động tiêu cực cho thị trường. Điều đó được lo lắng có thể sẽ tái diễn khi đợt tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong năm là Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 đang đến gần.

Đừng lo khan hiếm hàng tết mà phản ứng cực đoan

Ảnh minh họa.

Trước tình hình đó, để tránh những phản ứng tiêu cực, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các điểm bán hàng bình ổn giá chuẩn bị tốt nguồn hàng và các phương án cung ứng hàng hóa kể cả trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp. Bộ Công Thương đã chủ động làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình cung cầu một số sản phẩm nông nghiệp thiết yếu, chú trọng đến tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và rau, củ, quả nhằm bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời chỉ đạo sở công thương các tỉnh, thành phố, đơn vị liên quan kịp thời xử lý các khó khăn trong lưu chuyển hàng hóa, xây dựng phương án đảm bảo nguồn cung theo từng cấp độ của dịch COVID-19 và có kế hoạch hỗ trợ cung ứng cho các địa phương khác khi cần thiết.

Tại Thanh Hóa, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịp tết này các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn có khả năng cung ứng khoảng 250.000 tấn gạo; 155.000 tấn rau, quả; 40.000 tấn thịt lợn; 17.000 tấn thịt gia cầm; 10.000 tấn thịt trâu, bò; 80 triệu quả trứng gia cầm; 35.500 tấn cá, tôm; 14.000 tấn thủy sản khác; 5,7 triệu lít nước mắm; hơn 4.700 tấn muối. Tổng giá trị hàng hóa cung ứng ước khoảng 11.063,4 tỷ đồng. Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch đấu nối cung ứng hàng hóa thông suốt, kịp thời, các mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng tiêu thụ truyền thống tại thị trường Thanh Hóa dịp tết.

Thực tế rút ra từ các đợt dịch vừa qua cho thấy, nguồn cung hàng hóa thiết yếu vẫn luôn được bảo đảm, kể cả trong giai đoạn phải giãn cách xã hội tại các địa phương. Việc thiếu hàng chỉ xảy ra cục bộ tại một số thời điểm do người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ. Vậy nên hãy tránh xa tâm lý tích trữ hàng hóa vào dịp cuối năm này.

Với những gì mà dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực trong thời gian qua khiến cho túi tiền của nhiều người tiêu dùng đã bị “bào mòn”, dự báo sức mua tết này cũng chưa chắc đã lớn, vì thế nếu người sản xuất, kinh doanh tích trữ hàng hóa lớn cũng là sự rủi ro không hề nhỏ. Người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng cần có sự cập nhật, phân tích để điều tiết linh hoạt, không để xảy ra những phản ứng tiêu cực và không đáng có cho thị trường.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]