(Baothanhhoa.vn) - Nghề rèn truyền thống của xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) đã có từ lâu đời. Ban đầu xuất phát từ 3 làng: làng Bùi, làng Sơn, làng Ngọ, đến nay nghề rèn đã được du nhập vào 2 thôn còn lại là Thị Trang và Xuân Hội. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nghề rèn truyền thống đã thu hút được hơn nửa số hộ toàn xã tham gia, đồng thời khẳng định được vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương.

Đưa sản phẩm nghề rèn Tiến Lộc lên sàn thương mại điện tử

Nghề rèn truyền thống của xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) đã có từ lâu đời. Ban đầu xuất phát từ 3 làng: làng Bùi, làng Sơn, làng Ngọ, đến nay nghề rèn đã được du nhập vào 2 thôn còn lại là Thị Trang và Xuân Hội. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nghề rèn truyền thống đã thu hút được hơn nửa số hộ toàn xã tham gia, đồng thời khẳng định được vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương.

Đưa sản phẩm nghề rèn Tiến Lộc lên sàn thương mại điện tử

Một số hộ dân xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) đã đầu tư máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần đưa sản phẩm nghề rèn có mặt trên sàn thương mại điện tử.

Người dân làng rèn Tiến Lộc dù đi đâu vẫn truyền nhau câu ca:

Muốn ăn cơm trắng, cá thèn

Thì về quay bễ, đi rèn cùng anh.

Người dân làng rèn Tiến Lộc cũng tự hào vì trải qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, nghè rèn đã có những đóng góp không nhỏ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bằng việc rèn các loại vũ khí và công cụ hỗ trợ chiến đấu, cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp những người thợ tài ba trong lĩnh vực rèn, cơ khí. Nhiều hộ đi làm ăn xa đã mang nghề rèn đi khắp nơi trên mọi miền đất nước để sinh sống, lập nghiệp. Trước đây, nghề rèn ở Tiến Lộc được coi là nghề phụ, tranh thủ làm lúc nông nhàn khi chưa kịp đến thời vụ. Người thợ rèn các loại công cụ, như: dao, cuốc, liềm... để trao đổi lấy lương thực, thực phẩm và các vật dụng khác. Từ đó, nghề phụ này đã góp phần tạo ra một cuộc sống sung túc cho những người thợ làng nghề.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, bằng các cơ chế, chính sách đối với các làng nghề truyền thống, đồng thời người thợ đã năng động hơn, du nhập các loại máy móc, công nghệ mới, không ngừng sáng tạo, mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, do vậy nghề rèn ở Tiến Lộc đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Hầu hết các hộ trong làng nghề đã xây dựng nhà xưởng và đi vào sản xuất ổn định, thay đổi phương thức sản xuất từ thủ công sang máy móc, công nghệ hiện đại.

Toàn xã hiện có 20 doanh nghiệp, trong đó có 5 doanh nghiệp trực tiếp làm nghề và 1.509 hộ sản xuất, kinh doanh tham gia vào sản xuất nghề rèn truyền thống. Tổng số lao động thường xuyên làm nghề là 3.320 lao động, chiếm 68,3% tổng số lao động trên địa bàn xã. Cả xã hiện có 6 tổ hợp máy cán rút thép; 6 cơ sở sản xuất chế tạo các loại máy phục vụ nghề rèn, cơ khí và nông nghiệp; 3 cơ sở đột dập tôn nguyên liệu; hàng chục xưởng sản xuất bánh lồng, cày bừa máy, bu lông, ốc vít; hàng trăm xưởng lớn nhỏ sản xuất các loại cuốc, xẻng, dao, liềm; 6 máy cắt plasma, 307 búa máy, trên 300 máy đột dập các loại; hàng chục máy tiện, phay, bào; hàng nghìn các loại máy móc phổ thông phục vụ rèn, cơ khí khác... Sản phẩm làm ra được cung cấp đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước, xuất sang các nước Lào, Campuchia, Myanmar...

Sản phẩm nghề rèn giờ đây không chỉ dừng lại ở những công cụ truyền thống mà đã đa dạng các sản phẩm, nhiều chủng loại, số lượng lên đến hàng nghìn loại, chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn. Nghề rèn đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ trong xã, đồng thời thu hút được một lượng lớn lao động từ các nơi lân cận. Mức thu nhập của lao động tại các xưởng sản xuất dao động từ 150 - 350 nghìn đồng/ngày tùy theo trình độ tay nghề, bậc thợ. Đối với chủ thợ và những hộ không phải thuê nhân công có mức thu nhập cao hơn từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng/ngày. Năm 2021, thu nhập bình quân của lao động sản xuất nghề rèn là 156 triệu đồng/lao động/năm (tương đương với thu nhập bình quân 13 triệu đồng/lao động/tháng). Từ nghề rèn đã tạo thuận lợi cho dịch vụ, thương mại phát triển mạnh mẽ, danh tiếng sản phẩm truyền thống mãi được lưu truyền.

Thời gian qua, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, song các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn xã đã chủ động linh hoạt trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Nhất là nỗ lực đưa sản phẩm làng rèn lên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ, góp phần đem lại thu nhập ổn định cho người dân làng nghề. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu giúp cho các cơ sở kinh doanh giải quyết được một lượng hàng hóa tồn đọng và mở rộng thích ứng với thị trường trong bối cảnh mới.

Anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH XR Tấn Lộc Tài, chia sẻ: “Trong bối cảnh dịch bệnh và công nghệ số phát triển như vũ bão hiện nay, bản thân tôi đã tìm kiếm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh bán hàng online, như: Shopee, Lazada, Facebook, TikTok... Các sản phẩm nghề rèn giới thiệu trên các trang mạng được thiết kế đẹp, đầy đủ thông tin, mẫu mã bắt mắt, thuận tiện cho người mua. Sau 2 năm triển khai, công ty đã bán được gần 1 triệu sản phẩm các loại ra thị trường mỗi năm, thông qua hình thức bán hàng online và phân phối cho đại lý các tỉnh. So với bán hàng trực tiếp, hình thức bán hàng trực tuyến đã giúp cho công ty bán được số sản phẩm gấp hàng chục lần, theo đó doanh thu bán hàng cũng gia tăng đáng kể”.

Được biết, gia đình anh Tiến đã có truyền thống 30 năm làm nghề. Đến anh Tiến là đời thứ 5 theo nghề cha truyền con nối trong gia đình. Các sản phẩm của công ty làm ra tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp như: dao thép trắng không gỉ, nhíp xe ô tô, dao ba lá, dao thép CT45... Mỗi năm, công ty sản xuất được 700 - 800 sản phẩm các loại. Tổng số lao động thường xuyên của công ty là hơn 100 lao động, với mức thu nhập 5 - 8 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, sản phẩm dao thép trắng không gỉ đang được công ty anh Tiến xây dựng trở thành sản phẩm OCOP của xã và huyện.

Ông Phạm Văn Huỳnh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tiến Lộc, cho biết: Xác định kinh tế tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là trọng tâm trong phát triển kinh tế của địa phương, vì thế xã đã xây dựng định hướng phát triển ngành nghề theo từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu phát triển, trong đó có nghề rèn truyền thống. Đặc biệt, xã Tiến Lộc đã được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư mở rộng làng nghề mới quy mô 6 ha tại thôn Ngọ, nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại mà bấy lâu làng nghề đang gặp phải, như: sinh hoạt, chật chội, tiếng ồn... Cùng với việc nâng cấp hệ thống điện, giao thông, xử lý rác thải và nước thải, cấp ủy, chính quyền xã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh đầu tư vào làng nghề. Đồng thời, sẵn sàng hỗ trợ cho họ tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc


Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

1 bình luận

 Hồ Sĩ Tuấn - 07:33 09/07/23

 Trả lời

Cho mình xin số điện thoại của a Phạm Văn Tiến Với ạ. Xin chân thành cảm ơn!!!!

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]