(Baothanhhoa.vn) - Đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” càng trở nên cấp thiết trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Đây cũng là cơ hội nhằm biến khó khăn, thách thức thành lợi thế để ổn định tình hình kinh tế – xã hội tại địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đưa hàng Việt đến người Việt giữa mùa dịch COVID-19

Đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” càng trở nên cấp thiết trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Đây cũng là cơ hội nhằm biến khó khăn, thách thức thành lợi thế để ổn định tình hình kinh tế – xã hội tại địa phương.

Đưa hàng Việt đến người Việt giữa mùa dịch COVID-19

Tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa các mặt hàng Việt chiếm khoảng trên 90%.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa cho biết: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một chủ trương lớn được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong suốt thời gian qua. Từ đầu năm 2020 đến nay, MTTQ các cấp trên địa bàn đã tích cực tuyên truyền về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo chuyên đề hoặc lồng ghép trong các chương trình, hoạt động của mặt trận. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong tiêu thụ hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, nhất là trên địa bàn tỉnh, nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời dịch COVID-19. Đặc biệt, là chương trình đưa hàng Việt về với vùng sâu, vùng xa vẫn phải được đảm bảo, tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa đối với tất cả các địa phương.

Thời gian gần đây, người tiêu dùng ở khu vực thành thị thường có thói quen mua sắm tại hệ thống các siêu thị như: Siêu thị BigC Thanh Hóa, Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, chuỗi cửa hàng Vinmart và các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini... Còn ở những vùng nông thôn, người dân lại được sử dụng chính sản phẩm sạch của địa phương mình.

Theo khảo sát hiện nay, tại Chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản Đông Hương (TP Thanh Hóa) lượng hàng hóa lưu thông giảm đi khoảng 50% so với những ngày bình thường năm trước, trung bình ngày/đêm khoảng 7-10 xe trọng tải lớn xuống hàng với khoảng 300-400 tấn hàng hóa. “Khi dịch COVID-19 bùng phát thì cũng là lúc một số nguồn hàng từ Trung Quốc bị chững lại như: hành, tỏi, trái cây... Những mặt hàng này thường có giá rẻ hơn so với hàng trong nước nên được khá nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Mặc dù vậy, nhưng do nguồn cung hàng hóa trong nước đảm bảo, công tác điều tiết, quản lý thị trường tốt nên giá cả cơ bản ổn định, không có nhiều biến động”, một tiểu thương cho biết.

Là đơn vị cung ứng ra thị trường lượng hàng hóa khá dồi dào, ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa cho biết: “Tại siêu thị chúng tôi, chiếm khoảng trên 90% các mặt hàng Việt Nam. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, siêu thị đã chủ động nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đảm bảo nguồn cung. Chúng tôi đặc biệt chú ý tới khâu nhập hàng, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, cam kết bán hàng đúng giá niêm yết, không lợi dụng dịch bệnh để tăng giá”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lữ Minh Thư, Phó Giám đốc Sở Công Thương nhận định: “Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc lưu thông hàng hóa giữa các nước rất hạn chế nên đây là cơ hội để đưa hàng Việt đến gần hơn với người Việt. Ngoài việc phối hợp các ngành chức năng bình ổn giá cả, tuyên truyền cho người dân không hoang mang trước dịch bệnh, Sở Công Thương cũng chuẩn bị những phương án cần thiết, để không may có tình huống xấu xảy ra vẫn duy trì ổn định khả năng cung ứng các mặt hàng cũng như giá cả, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Qua đó, giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất, phát triển mạng lưới phân phối, kích cầu hàng nội địa”.

Theo ông Thư, về phương án lâu dài, Sở Công Thương cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh như: Công ty CP Thương mại Sao Khuê, Công ty Lương thực miền Bắc, các công ty, HTX cung ứng rau xanh, hoa quả... ưu tiên phục vụ thị trường nội tỉnh. Trong bối cảnh hiện nay khi tình hình xuất khẩu hạn chế, thị trường lương thực, thực phẩm cung ứng trong tỉnh về cơ bản đáp ứng nhu cầu.

Bài và ảnh: Hoài Thu


Bài Và Ảnh: Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]