(Baothanhhoa.vn) - Theo đánh giá của các chuyên gia, mức tăng trưởng của các doanh nghiệp (DN) sẽ đạt 12% đến 18% một năm sau khi thực hiện đổi mới công nghệ. Việc đầu tư cho công nghệ không chỉ giúp DN hiện đại hóa dây chuyền sản xuất mà còn tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Doanh nghiệp tích cực ứng dụng công nghệ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Doanh nghiệp tích cực ứng dụng công nghệ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta thường xuyên cập nhật, đổi mới công nghệ sản xuất bóng xuất khẩu. Ảnh: Minh Hằng

Theo đánh giá của các chuyên gia, mức tăng trưởng của các doanh nghiệp (DN) sẽ đạt 12% đến 18% một năm sau khi thực hiện đổi mới công nghệ. Việc đầu tư cho công nghệ không chỉ giúp DN hiện đại hóa dây chuyền sản xuất mà còn tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trong nền kinh tế hội nhập, trước những “cơn lốc” cạnh tranh khốc liệt trên thương trường ở mọi phương diện, nhiều DN đã xác định việc đầu tư công nghệ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng là yếu tố sống còn.

Trại chăn nuôi gà công nghệ cao Xuân Phú, tại xã Xuân Phú (Thọ Xuân) của Công ty CP Nông sản Phú Gia có diện tích 16,5 ha, quy mô nuôi 120.000 con gà bố mẹ nhập từ Pháp, Úc, Hunggari. Theo thiết kế, trại gà công nghệ cao này sẽ sản xuất 20 triệu con gà thương phẩm. Tất cả các công đoạn sản xuất đều thực hiện khép kín và gần như tự động hóa hoàn toàn, từ hệ thống van cấp nước uống đến các công đoạn cho ăn, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, máy pha thuốc, có hệ thống camera giám sát quy trình phát triển của đàn gà. Ông Phạm Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông sản Phú Gia, cho biết: Sản phẩm gà của chúng tôi sẽ được giết mổ, chế biến và xuất khẩu tại nhiều thị trường trên thế giới. Do đó, chúng tôi xác định phải xây dựng, phát triển sản phẩm cạnh tranh được về giá cả, về các tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, trang trại được đầu tư đồng bộ từ hệ thống kỹ thuật công nghệ đến khâu nhân lực vận hành.

Doanh nghiệp tích cực ứng dụng công nghệ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao Điều hành sản xuất tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn.

Công nghệ sản xuất bóng thể thao được Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta nhập, chuyển giao từ Hunggary về Việt Nam từ năm 2002. Tuy nhiên, công nghệ này chủ yếu là sản xuất bóng bằng da bò thật với một số nhược điểm, như: Chưa đáp ứng tối đa các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn luyện tập, thi đấu quốc tế như độ tròn, độ thấm nước, độ nảy. Các công đoạn trong sản xuất bị kéo dài gây lãng phí về mặt nhân công, nguồn nguyên liệu, vật tư sản xuất khan hiếm. Nhận thấy nhược điểm đó, công ty đã đầu tư cải tiến và thay đổi công nghệ sản xuất từ bóng da bò sang công nghệ sản xuất bóng đá bằng da nhân tạo. Với công nghệ mới này, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm được nâng lên rõ rệt từ độ bền, độ nảy, độ tròn, chu vi, độ thấm nước đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn FIFA. Đặc biệt, với đặc thù da nhân tạo giúp nhà sản xuất có cơ hội lựa chọn các màu nền, hoa văn, độ dày khác nhau để thiết kế mẫu mã sản phẩm. Sau khi chuẩn hóa và đưa vào ứng dụng, không những nâng cao công suất của nhà máy, công nghệ này còn giảm đáng kể chi phí sản xuất, giúp sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh và ngày càng có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới.

Song song với việc đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, để làm chủ công nghệ, nhiều DN của tỉnh đã chú trọng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tiếp cận, vận hành hiệu quả công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tại Viettel Thanh Hóa, bên cạnh việc đào tạo lại lực lượng lao động hiện có, công ty đã thực hiện các cơ chế ưu đãi đặc biệt để thu hút nguồn lao động trình độ cao vào làm việc. Với các DN trong lĩnh vực công nghệ thông tin - một lĩnh vực phát triển mới mẻ trên địa bàn, các công ty cũng luôn có kế hoạch thu hút, hợp tác, đào tạo thêm nhiều lao động, trình lập viên có kỹ năng cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất các phần mềm cung ứng ra thị trường. Điển hình như Công ty TNHH Minh Lộ, Công ty CP ThinkLabs đã liên kết với Khoa công nghệ thông tin - Trường Đại học Hồng Đức triển khai chương trình hỗ trợ học phí cho sinh viên để ươm tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển của DN.

Theo đánh giá của các chuyên gia, mức tăng trưởng của các DN sẽ đạt 12% đến 18% một năm sau khi thực hiện đổi mới công nghệ. Việc đầu tư cho công nghệ không chỉ giúp DN hiện đại hóa dây chuyền sản xuất mà còn tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thực tế đã chứng minh, với những DN phát triển dựa trên nền tảng công nghệ, giá trị sáng tạo khoa học luôn có tính ổn định và bền vững trong sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, việc phát triển các DN khoa học công nghệ chính là hướng đi đang được chú trọng nhằm khuyến khích các tổ chức, DN mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ công nghệ.

Hiện nay, tỉnh ta có gần 15.000 DN đang hoạt động, trong đó số các DN sản xuất chiếm 1/3 tổng số DN. Để thúc đẩy việc huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu công nghệ, bên cạnh việc tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của DN, các cơ quan liên quan của tỉnh đang tiếp tục xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin khoa học công nghệ đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về các chính sách phát triển khoa học công nghệ để DN tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã ban hành cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn các DN tiềm năng để trở thành DN khoa học công nghệ, cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận cho các DN khoa học công nghệ. Tuy nhiên, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các DN cũng cần được quan tâm đúng mức để đáp ứng tốt hơn yêu cầu về đổi mới công nghệ trong thời gian tới.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]