(Baothanhhoa.vn) - Theo tổng hợp của Bộ Tài chính, năm 2021, Thanh Hóa đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC), với 8.211,7 tỷ đồng. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực đều chịu tác động bởi dịch bệnh COVID-19.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Điểm sáng đầu tư công

Theo tổng hợp của Bộ Tài chính, năm 2021, Thanh Hóa đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC), với 8.211,7 tỷ đồng. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực đều chịu tác động bởi dịch bệnh COVID-19.

Điểm sáng đầu tư công

Dự án Đại lộ Đông – Tây, TP Thanh Hóa. Ảnh: Tùng Lâm

Đồng chí Nguyễn Thành Luân, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai kế hoạch đầu tư được thực hiện quyết liệt, cụ thể với các giải pháp được ban hành kịp thời là một trong những yếu tố tiên quyết làm nên thành quả này. Trong đó, kế hoạch ĐTC năm 2021 đã được xây dựng, giao kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện từ cuối tháng 12-2020 và đầu năm 2021, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư chủ động xây dựng kế hoạch của đơn vị và sớm giải ngân số vốn được giao.

Theo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2021, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 26 văn bản chỉ đạo, điều hành để đôn đốc, đẩy nhanh giải ngân vốn ĐTC, đặc biệt là quy định rõ mốc thời gian hoàn thành giải ngân đối với từng loại, đối tượng dự án cụ thể. UBND tỉnh cũng phân công các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh phụ trách và trực tiếp chỉ đạo tiến độ thực hiện, giải ngân và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án trọng điểm của tỉnh; yêu cầu chủ đầu tư ký cam kết về tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đối với từng dự án. Đồng thời, tỉnh cũng yêu cầu UBND cấp huyện ký cam kết về tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) với các chủ đầu tư; chỉ đạo các cấp, ngành rà soát, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ công việc, cải cách thủ tục hành chính, theo đó rút ngắn từ 30% - 50% thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục; thực hiện xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Các cấp lãnh đạo cũng kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, điển hình như: tổ chức 9 hội nghị giao ban về ĐTC, theo chuyên đề và chung cả tỉnh; thực hiện 14 đợt điều chỉnh kế hoạch vốn của dự án theo quy định; thành lập tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC ở cấp tỉnh và cấp huyện; đặc biệt là UBND tỉnh đã ban hành quy trình giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB các dự án có sử dụng đất, ĐTC trên địa bàn để thống nhất tổ chức triển khai thực hiện trên toàn tỉnh.

Điển hình như tại huyện Hoằng Hóa, năm 2021, đã triển khai thi công 12 dự án ĐTC, trong đó có một số dự án trọng điểm. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá vật liệu xây dựng tăng cao và vướng mắc về đơn giá bồi thường trong GPMB nên một số thời điểm, tình hình thi công gặp khó khăn. Để bảo đảm tiến độ các công trình, dự án đã giao kế hoạch, huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo các địa phương vận động người dân hiểu rõ về chính sách bồi thường, hỗ trợ trong GPMB; đôn đốc các nhà thầu huy động thêm máy móc, nhân lực, tăng thời gian thi công để bảo đảm tiến độ. Đến nay, các dự án ĐTC của huyện Hoằng Hóa cơ bản đảm bảo theo tiến độ đề ra. Một số dự án đã hoàn thành hơn 80% khối lượng.

Năm 2022, tổng số vốn dự kiến kế hoạch ĐTC do tỉnh quản lý trên 12.380 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương hơn 7.200 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương trên 5.100 tỷ đồng, vốn nước ngoài hơn 633 tỷ đồng.

Để hoàn thành kế hoạch ĐTC năm 2022, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng giảm tỷ trọng ĐTC trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn; lấy ĐTC dẫn dắt, thu hút nguồn lực hợp pháp của xã hội, tạo sự chuyển biến rõ nét về phát triển hạ tầng. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về ĐTC, các nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên bố trí vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước, bảo đảm phù hợp với nhu cầu, tiến độ thực hiện của dự án. Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư, GPMB, bồi thường, tái định cư các dự án dự kiến khởi công mới trong năm 2022. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực đấu thầu, lựa chọn nhà thầu các dự án ĐTC, đẩy mạnh đấu thầu qua mạng theo đúng quy trình, thủ tục; quản lý chặt chẽ tiến độ, chất lượng công trình và giải ngân vốn của các dự án. Tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo nguyên tắc hậu kiểm, bảo đảm tính tuân thủ các quy định và hiệu quả; công khai, minh bạch thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình theo dõi, đánh giá đầu tư.

Tùng Lâm


Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]