(Baothanhhoa.vn) - Theo tổng hợp của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, ước tính mỗi năm, các địa phương trên địa bàn phát sinh khoảng 15-20 triệu tấn phế phẩm nông nghiệp từ rơm, rạ, thân cây, lá cây sau thu hoạch của các loại cây trồng, khoảng 10-15 triệu tấn chất thải trong chăn nuôi. Ngoài ra, bình quân 1 ha sản xuất lúa mỗi vụ thải ra môi trường khoảng 1 đến 1,5 kg bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật; 1 ha trồng cây hoa, rau mỗi vụ thải ra 3 đến 5 kg rác thải từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để xử lý hiệu quả rác thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

Theo tổng hợp của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, ước tính mỗi năm, các địa phương trên địa bàn phát sinh khoảng 15-20 triệu tấn phế phẩm nông nghiệp từ rơm, rạ, thân cây, lá cây sau thu hoạch của các loại cây trồng, khoảng 10-15 triệu tấn chất thải trong chăn nuôi. Ngoài ra, bình quân 1 ha sản xuất lúa mỗi vụ thải ra môi trường khoảng 1 đến 1,5 kg bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật; 1 ha trồng cây hoa, rau mỗi vụ thải ra 3 đến 5 kg rác thải từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Để xử lý hiệu quả rác thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm đệm lót sinh học giúp xử lý rác thải nông nghiệp, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường tại xã Đông Phú (Đông Sơn).

Hiện nay, lượng phế phẩm từ các hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi ít được người dân tận dụng để làm các loại thức ăn chăn nuôi hay sử dụng để làm phân bón hữu cơ... Lượng rác thải rắn ngày càng gia tăng về số lượng và chủng loại đang gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Để xử lý lượng rác thải, chất thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền về sự nguy hại của các loại rác thải nông nghiệp đối với môi trường và con người, từ đó nâng cao ý thức cho bà con nông dân trong việc thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp. Vận động người dân bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp thông qua hành động thu gom, phân loại, xử lý các loại rác thải. Khuyến khích bà con nông dân sử dụng phế phẩm nông nghiệp từ rơm, rạ để làm thức ăn chăn nuôi, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp từ thân cây, lá cây, rơm, rạ để ủ làm phân xanh hữu cơ bón cho cây trồng thay thế các loại phân hóa học, vừa giảm chi phí sản xuất, vừa bảo vệ môi trường. Cùng với đó, các sở, ngành có liên quan của tỉnh cũng đã thực hiện các mô hình bể chứa rác thải tại một số cánh đồng trên địa bàn tỉnh; đồng thời, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm, bố trí kinh phí để xây dựng các ô, bể chứa rác thải nông nghiệp trong quá trình đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp.

Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, mặc dù đã thực hiện các giải pháp để thu gom, phân loại và xử lý rác thải nông nghiệp, song việc xử lý vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả xử lý chưa cao. Hiện, nhiều người dân vẫn chưa chấp hành quy định về xử lý rác thải, nhất là rác thải rắn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, rác trong quá trình sản xuất vẫn bị vứt vương vãi trên nhiều cánh đồng, bờ ruộng. Nguyên nhân là do nguồn lực hạn chế, trang thiết bị được sử dụng để thu gom lạc hậu, trong khi rác thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại. Cơ chế, chính sách định hướng cho việc thu gom, xử lý rác thải, chất thải chưa được thực hiện đồng bộ.

Để xử lý hiệu quả rác thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng: Các bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh cần có chính sách đầu tư, phát triển phân bón hữu cơ, tận dụng nguyên liệu dư thừa từ sản xuất nông nghiệp. Có chính sách đầu tư xây dựng bãi tập kết, khu vực lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Hình thành các mô hình HTX trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường khi lượng rác thải ngày càng tăng, đa dạng về chủng loại. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ trong xử lý ô nhiễm môi trường. Tăng cường đầu tư, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đổi mới trang thiết bị, máy móc, công nghệ trong việc xử lý chất thải rắn.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]