(Baothanhhoa.vn) - Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy nông nghiệp Thanh Hóa đang có dấu hiệu chững lại, tăng trưởng ngành nông nghiệp thấp hơn cùng kỳ, thấp hơn kế hoạch đề ra và thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để nông nghiệp về đích

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy nông nghiệp Thanh Hóa đang có dấu hiệu chững lại, tăng trưởng ngành nông nghiệp thấp hơn cùng kỳ, thấp hơn kế hoạch đề ra và thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Để nông nghiệp về đích

Ảnh minh họa.

Đáng nói, việc chuyển dịch cơ cấu đối với những cây trồng có tiềm năng, thế mạnh, có giá trị, có công nghiệp chế biến, có thị trường tiêu thụ triển khai chậm; chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm nhìn chung còn thấp.

Dù định hướng phát triển kinh tế gần đây đã có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhưng trên hết, nông nghiệp vẫn phải là ngành kinh tế nền tảng, đóng vai trò “trụ đỡ”.

Muốn phát triển các ngành nghề, lĩnh vực khác, trên hết và trước hết phải đảm bảo được an ninh lương thực, sự ổn định của khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta luôn xem nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH. Ngày 28-1-2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Là tỉnh là có nhiều dư địa để phát triển nông nghiệp, vì vậy nhiệm vụ phát triển ngành nông nghiệp của Thanh Hóa càng có vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 đã đề ra tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản trong GRDP là 3,6% và chiếm 15,5% trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh. Theo đó, đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; lựa chọn một số sản phẩm chủ lực, có thị trường tiêu thụ tốt để tập trung phát triển...

Quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh là rất rõ ràng, nhất là sau khi tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển một số lĩnh vực trong nông nghiệp và tập trung nguồn lực đầu tư hướng về khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân mở rộng sản xuất. Những kết quả đạt được trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại thời gian qua là hết sức to lớn, nhưng không nên quá lệ thuộc, vì vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro từ tình hình thế giới, thiên tai, dịch bệnh có thể tác động làm ảnh hưởng đến sự phát triển. Người dân ở khu vực nông thôn bên cạnh du nhập, phát triển các ngành nghề mới có giá trị kinh tế cao, vẫn phải kiên định với ruộng đồng, tập trung đầu tư thâm canh, tăng sản lượng trên diện tích canh tác. Nông nghiệp trên hết vẫn phải là gốc rễ, tạo động lực cho sự ổn định ở khu vực nông thôn. Vì thế đòi hỏi các ngành chức năng, các địa phương phải bám sát định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, để đưa nông nghiệp về đích vào cuối năm góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành nông - lâm - thủy sản mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]