(Baothanhhoa.vn) - Năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 151.300 tỷ đồng. Kế hoạch này được xây dựng dựa trên nhận định về sự tăng trưởng của các sản phẩm Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, thép, dầu ăn... Bên cạnh đó, là sự ổn định của các sản phẩm công nghiệp truyền thống của tỉnh và sự tham gia của một số dự án sản xuất mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 151.300 tỷ đồng. Kế hoạch này được xây dựng dựa trên nhận định về sự tăng trưởng của các sản phẩm Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, thép, dầu ăn... Bên cạnh đó, là sự ổn định của các sản phẩm công nghiệp truyền thống của tỉnh và sự tham gia của một số dự án sản xuất mới.

Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Tháng 8, sản xuất dầu ăn thực vật tăng 99% so với tháng trước.

Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 xảy ra, đã tác động tiêu cực lên toàn bộ các ngành sản xuất, nhất là 6 tháng đầu năm. Số liệu từ Sở Công Thương cho thấy, tăng trưởng sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm thấp nhất trong nhiều năm liên tiếp và chỉ đạt 44,1% kế hoạch năm. Hầu hết các sản phẩm sản xuất công nghiệp chủ yếu đều gặp khó khăn, từ các ngành sản xuất mang tính chất gia công như may mặc, giầy da đến các sản phẩm công nghiệp truyền thống, như: gạch ceramic, ô tô tải, thuốc lá, đường, tinh bột sắn... đều gặp khó về thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Công nghiệp là ngành sản xuất đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thực hiện mục tiêu “kép”, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, ổn định việc làm cho người lao động, Thanh Hóa vẫn quyết tâm phấn đấu khắc phục khó khăn, giữ vững mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 151.300 tỷ đồng. Trong khi ngành may mặc, giầy da vẫn gặp khó do phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, Thanh Hóa xác định động lực chính đóng góp vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp chính là các sản phẩm công nghiệp trọng điểm, có ưu thế và ổn định thị trường tiêu thụ.

Đồng chí Lê Trọng Hân, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Bước sang quý III, Sở Công Thương đã phối hợp với các ngành rà soát lại từng sản phẩm, nhất là sản phẩm trọng điểm, có lợi thế và đóng góp lớn cho tăng trưởng, như: lọc hóa dầu, thép Nghi Sơn, dầu ăn, nhiệt điện, xi măng... để động viên doanh nghiệp sản xuất với mức cao nhất, tăng sản lượng bù đắp các sản phẩm khó khăn. Bên cạnh đó, phối hợp tốt với các ngành, các cấp xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chủ trương “Người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng Thanh Hóa”, tập trung vào các mặt hàng như: đường, bia, xi măng, phân bón, thủy sản chế biến, vật liệu xây dựng...

Với những giải pháp điều hành linh hoạt, sự nhạy bén trong thích ứng tình hình của các doanh nghiệp, tháng 8, nhiều ngành sản xuất công nghiệp đã có dấu hiệu hồi phục tốt. So với tháng trước, có 22 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng, như: dầu ăn thực vật tăng 99%, xi măng tăng 3,6%, clinker tiêu thụ tăng 6,9%, sữa tươi các loại tăng 4,8%, xăng tăng 54,1%, dầu diesel tăng 31,3%, lưu huỳnh rắn tăng 67,5%... Lũy kế 8 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh 88.926 tỷ đồng, đạt 58,8% kế hoạch cả năm, tăng 7,1% so với cùng kỳ.

Với mục tiêu hoàn thành giá trị sản xuất công nghiệp cả năm, hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Công Thương và các sở, ngành có liên quan của tỉnh tích cực bám sát tình hình sản xuất của các nhóm sản phẩm để có kế hoạch chỉ đạo sát sao, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh. Trong đó, trọng tâm là tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tạo điều kiện để Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định và thực hiện tốt khâu phân phối sản phẩm. Ưu tiên giải quyết các vấn đề về thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp truyền thống; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được quảng bá sản phẩm, lưu thông hàng hóa ra thị trường trong và ngoài tỉnh; nghiên cứu chiến lược xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh của tỉnh để đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao vị thế trên thương trường.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài Và Ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]