(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có 647.677,11 ha rừng và đất sản xuất lâm nghiệp, chiếm trên 53% diện tích đất tự nhiên. Đây chính là tiềm năng và cơ hội thuận lợi để người dân khu vực miền núi triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng hiệu quả, góp phần thay đổi tư duy sản xuất và nâng cao thu nhập, đồng thời phát triển toàn diện các giá trị của hệ sinh thái rừng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh phát triển kinh tế dưới tán rừng

Thanh Hóa có 647.677,11 ha rừng và đất sản xuất lâm nghiệp, chiếm trên 53% diện tích đất tự nhiên. Đây chính là tiềm năng và cơ hội thuận lợi để người dân khu vực miền núi triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng hiệu quả, góp phần thay đổi tư duy sản xuất và nâng cao thu nhập, đồng thời phát triển toàn diện các giá trị của hệ sinh thái rừng.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế dưới tán rừng

Nông dân xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) trồng cây ba kích dưới tán rừng mang lại thu nhập cao.

Năm 2014, từ nguồn vốn của Chương trình 30a, người dân xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) được hỗ trợ đưa cây ba kích trồng dưới tán rừng. Ông Trịnh Minh Từ, thôn Quyết Tiến, cho biết: “Được hỗ trợ giống cây trồng từ Chương trình 30a, gia đình đã phát triển khoảng 1,5 ha cây ba kích, đồng thời được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nên việc trồng và chăm sóc khá dễ dàng. Mặc dù nhiều hộ gia đình tại địa phương đã bỏ dở, không duy trì mô hình phát triển sản xuất này, song gia đình tôi vẫn quyết tâm giữ và phát triển diện tích cây ba kích. Đến năm 2018, sau hơn 3 năm sản xuất, hơn 6.000 gốc cây ba kích đã cho thu hoạch khoảng 4,5 tấn củ tươi, mang lại doanh thu hơn 400 triệu đồng”.

Từ hiệu quả kinh tế vượt trội của cây ba kích, sau khi thu hoạch, năm 2019 gia đình ông Từ tiếp tục nhân cấy, phát triển khoảng 2 ha xen ghép dưới tán rừng keo 3 năm tuổi. Cùng với đó, nhiều hộ dân tại xã Ngọc Phụng và một số xã huyện Thường Xuân cũng học hỏi để nhân rộng mô hình này. Hiện tại, diện tích cây ba kích trên địa bàn huyện đạt khoảng 7,3 ha.

Theo thống kê của UBND huyện Thường Xuân, trên địa bàn huyện có hàng chục mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng hiệu quả, như: mô hình phát triển chăn nuôi gà theo chuỗi tại xã Tân Thành, với quy mô hơn 3.000 con/lứa được chăn thả tự nhiên dưới tán rừng keo, mô hình nuôi ong lấy mật dưới tán rừng tại xã Yên Nhân, mô hình trồng cây khoai sọ nương dưới tán cây keo tại xã Luận Thành... Ngoài ra, huyện còn xây dựng và hình thành vùng trồng cây dược liệu tập trung ở các xã Yên Nhân, Lương Sơn, Ngọc Phụng...

Tận dụng lợi thế có 1.200 ha đất đồi rừng, người dân xã Cẩm Yên (Cẩm Thủy) đã triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng đạt hiệu quả kinh tế cao. Ông Lê Xuân Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Yên, cho biết: Bên cạnh việc sản xuất cây keo, luồng, nứa, lát... để phát triển kinh tế đồi rừng, nhiều năm nay, người dân trên địa bàn xã đã thực hiện trồng xen canh các loại cây ngắn ngày, như: củ đậu, dứa gai, dược liệu... và phát triển chăn nuôi dưới tán rừng.

Theo giới thiệu của UBND xã Cẩm Yên, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi dê dưới tán rừng của gia đình ông Bùi Văn Bài, thôn Yên Ruộng. Ông Bài cho biết, từ năm 2010, gia đình đã phát triển diện tích đồi rừng hơn 6 ha. Để có nguồn kinh phí đầu tư chăm sóc và phát triển diện tích rừng gỗ lớn, gia đình đã thực hiện trồng xen canh cây dứa gai và chăn nuôi dê dưới tán rừng keo. Hiện nay, gia đình có hơn 2 ha cây dứa gai và duy trì đàn dê từ 40 - 50 con, doanh thu khoảng 350 triệu đồng/năm.

Được biết, trên địa bàn xã Cẩm Yên có 15 hộ chăn nuôi dê dưới tán rừng, 10 hộ nuôi ong và khoảng 35 hộ thực hiện phát triển các loại cây trồng ngắn ngày xen canh dưới tán rừng. Các mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng đã mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Đồng thời, tạo động lực để người dân và địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.

Với việc thực hiện các giải pháp phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế từ sản xuất lâm nghiệp đã tăng lên đáng kể. Nhiều sản phẩm từ sản xuất lâm nghiệp được người tiêu dùng, thị trường đánh giá cao. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2021 ước đạt 2.111 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồng so với năm 2020. Để phát triển kinh tế dưới tán rừng bền vững, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát toàn bộ các diện tích đất lâm nghiệp để sản xuất nông lâm kết hợp theo mô hình trang trại lâm nghiệp. Đồng thời, kêu gọi, khuyến khích các chủ thể sản xuất, doanh nghiệp nâng cao giá trị các sản phẩm được sản xuất từ rừng theo chuỗi: trồng, khai thác, chế biến, tiêu thụ theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, xây dựng thương hiệu cho lâm sản, đẩy mạnh liên kết vùng.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]