(Baothanhhoa.vn) - Các chính sách về nông nghiệp của tỉnh thời gian qua đã thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, thực hiện các chương trình liên kết, hợp tác nông nghiệp với các địa phương trong vùng thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong tỉnh đến các tỉnh trong khu vực tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến đầu tư...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh liên kết vùng trong sản xuất nông nghiệp

Các chính sách về nông nghiệp của tỉnh thời gian qua đã thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, thực hiện các chương trình liên kết, hợp tác nông nghiệp với các địa phương trong vùng thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong tỉnh đến các tỉnh trong khu vực tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến đầu tư...

Đẩy mạnh liên kết vùng trong sản xuất nông nghiệp

Các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh trưng bày tại Hội nghị kết nối cung cầu tỉnh Thanh Hóa năm 2019.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp của tỉnh, các địa phương đã đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung kéo dài từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Ninh Thuận, là địa bàn quan trọng có ý nghĩa chiến lược và lợi thế trong việc mở rộng giao lưu kinh tế; đồng thời, là điểm trung chuyển hàng hóa với các tỉnh Tây Nguyên, Lào, Campuchia... Thanh Hóa có vị trí chiến lược, là một trong số ít tỉnh trong cả nước có 3 vùng sinh thái trung du - miền núi, đồng bằng và ven biển. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh 249,9 nghìn ha, bằng 11,3% diện tích toàn vùng (khoảng 2,206 triệu ha); trong đó, đất trồng cây hàng năm 206,3 nghìn ha (đất trồng lúa 145,8 nghìn ha, đất trồng cây hàng năm khác 60,5 nghìn ha), đất trồng cây lâu năm 43,5 nghìn ha. Phát huy lợi thế đó, thời gian qua, tỉnh ta đã tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, đầu mối tiếp nhận, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu cho một số nông sản có thế mạnh và đặc trưng. Để phát triển nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Các chính sách về nông nghiệp của tỉnh thời gian qua đã thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, thực hiện các chương trình liên kết, hợp tác nông nghiệp với các địa phương trong vùng thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong tỉnh đến các tỉnh trong khu vực tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến đầu tư phát triển ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã phối hợp tổ chức thành công nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo về hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Các hội nghị kết nối doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển chế biến, liên kết vùng tạo chuỗi để phát triển, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Tích cực tham gia, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở tham gia các hội chợ, triển lãm của ngành tổ chức. Nhất là, xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác quản lý truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm của tỉnh. Ngoài ra, tại phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa có địa chỉ http://nongsanantoanthanhhoa.vn, đã có nhiều doanh nghiệp, HTX, cá nhân tham gia giao dịch. Tại đây, việc đăng ký thành viên, đăng các sản phẩm nông sản trên phần mềm nhanh chóng và thuận tiện, hoàn toàn miễn phí đối với các doanh nghiệp, HTX, cá nhân sản xuất. Đến nay, phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn đã thu hút gần 300 sản phẩm đăng ký giao dịch. Trong năm 2019, ngành nông nghiệp đã tổ chức triển khai thực hiện hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Nam và Thanh Hóa, nhằm hỗ trợ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; công tác xúc tiến, thu hút đầu tư trong nông nghiệp; công tác phòng chống thiên tai... Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh chủ yếu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các vùng Đồng bằng Sông Hồng thông qua các lễ hội, hội chợ... Một trong những khó khăn để phát triển liên kết vùng trong sản xuất nông nghiệp, đó là nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng các công trình liên kết, kết nối giữa các tỉnh trong vùng, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại. Đối tượng chuyển đổi sang ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Số lượng sản phẩm tham gia chuỗi thực phẩm an toàn trong hoạt động liên kết phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh và các tỉnh trong vùng còn ít. Thị trường, công tác dự báo, phát triển công nghiệp, đào tạo, y tế, du lịch, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp nguồn nhân lực của tỉnh và các địa phương trong vùng còn khó khăn. Hợp tác giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh trong vùng về xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế...

Để tăng cường liên kết sản xuất nông nghiệp của tỉnh với các địa phương trong vùng, ngành nông nghiệp tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện liên kết vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Tích cực tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; phát triển sản xuất, hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm chất lượng. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, chợ thương mại điện tử... cho các sản phẩm nông sản. Xây dựng cơ chế phối hợp, chính sách liên kết, điều phối giữa các địa phương trong tỉnh và với các vùng khác. Tổ chức các hội nghị trực tuyến, giao ban để có sự trao đổi, chia sẻ thông tin tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, thi đua - khen thưởng giữa các tỉnh trong vùng từ đó chủ động trong công tác sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Khai thác hiệu quả thế mạnh của mỗi địa phương, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp từ khâu đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài Và Ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]