(Baothanhhoa.vn) - Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (CNC) được xem là một trong những giải pháp then chốt, giúp người dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc nhân rộng mô hình này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, còn nhiều khó khăn

Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (CNC) được xem là một trong những giải pháp then chốt, giúp người dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc nhân rộng mô hình này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, còn nhiều khó khăn

Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới tại xã Quảng Hợp (Quảng Xương).

Những năm qua, phát triển nông nghiệp theo hướng CNC trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt khoảng 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh và hầu hết các mô hình đều đạt hiệu quả kinh tế vượt trội. Đối với mô hình trồng trọt, lợi nhuận bình quân đạt 200 triệu đồng/ha/năm, gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường; thủy sản lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng/ha/năm... Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại nhiều địa phương, lĩnh vực nông nghiệp CNC chưa tương xứng với tiềm năng. Trong số 790 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, thì mới có khoảng 10% số doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp CNC còn hạn hẹp. Trình độ sản xuất của người lao động còn hạn chế đã ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận khoa học - kỹ thuật, nhất là ở khu vực miền núi.

Chia sẻ về những khó khăn trên, chị Trần Thị Sen, xã Đông Yên (Đông Sơn), cho biết: Sau nhiều năm nghiên cứu, nhận thấy canh tác truyền thống có nhiều bất cập, rủi ro mà hiệu quả kinh tế không cao, nên năm 2016 tôi đã quyết định chuyển đổi hơn 2 ha đất và đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng nhà lưới sản xuất dưa Kim Hoàng hậu, cà chua, hoa... Bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tôi còn áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, các phương pháp ghép cành, sử dụng các loại giống có năng suất, chất lượng cao. Cũng theo chị Sen: Phát triển nông nghiệp CNC phải có vốn đầu tư lớn, quy trình sản xuất nghiêm ngặt; tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm cao. Bên cạnh đó, lao động có trình độ cao còn thiếu, khiến quy trình ứng dụng công nghệ trong quá trình sản xuất gặp không ít trở ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng CNC là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Thọ Xuân đã ban hành nhiều chính sách góp phần ứng dụng CNC vào sản xuất. Đến nay, huyện Thọ Xuân đã xây dựng được hơn 370.400m2 nhà lưới, nhà kính để sản xuất nông nghiệp CNC; 70 trang trại chăn nuôi lợn ngoại và gà sinh sản áp dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn, máng uống tự động. Một số mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang được nhân rộng, như: Sản xuất hoa, rau, quả trong nhà màng, nhà lưới theo công nghệ Isarel; mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP; mô hình tưới nước nhỏ giọt trên cây ăn quả, cây mía,... Tuy đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng việc phát triển những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC còn gặp nhiều khó khăn, nhất là liên quan đến việc tích tụ, tập trung đất đai. Theo đó, nhận thức của người dân về tích tụ, tập trung đất đai còn chưa đầy đủ, tâm lý sợ mất đất khiến người dân không cho doanh nghiệp, hộ sản xuất thuê mặc dù không có nhu cầu sử dụng, hoặc cho thuê thời hạn hợp đồng ngắn. Khó khăn về tiếp cận nguồn vốn vay để mở rộng quy mô sản xuất; dự báo nhu cầu, thông tin thị trường chưa được thực hiện một cách hệ thống; các hộ dân, HTX, doanh nghiệp sản xuất xong mới đi tìm đầu ra cho sản phẩm.

Để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC bền vững, các địa phương đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm phá bỏ những rào cản mà các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đang phải đối mặt. Trong đó, trọng tâm là thực hiện tích tụ, tập trung đất đai; thu hút doanh nghiệp, HTX và hộ dân đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC; tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi và chính sách hỗ trợ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện tốt việc nghiên cứu, tuyển chọn, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, quy trình công nghệ mới vào sản xuất; nhất là công nghệ trong chế biến, bảo quản sản phẩm. Bên cạnh đó, các địa phương cần tích cực xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC đặc trưng của địa phương để thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]