(Baothanhhoa.vn) - Đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế. Đây cũng là yếu tố để nông nghiệp của tỉnh hướng đến sản xuất theo vùng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế. Đây cũng là yếu tố để nông nghiệp của tỉnh hướng đến sản xuất theo vùng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệpHồ Bai Ao, huyện Ngọc Lặc được tu sửa, nâng cấp.

Để tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, những năm qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, chính sách hỗ trợ, như: Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mô hình, đa dạng hóa sinh kế... để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, phục vụ công tác tưới tiêu, phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, huy động nguốn vốn từ công tác xã hội hóa, sự đóng góp ngày công, tiền của Nhân dân để xây mới hệ thống kênh mương, kênh dẫn phục vụ công tác tưới, tiêu nội đồng. Ưu tiên nguồn vốn để triển khai nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi, trong đó chú trọng xây mới, cải thiện hệ thống thủy lợi tại hầu hết những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, góp phần nâng cao sản lượng và giá trị sản xuất.

Huyện Ngọc Lặc đã và đang tập trung nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu bổ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp. Đến nay, huyện đã đầu tư tu sửa, nâng cấp 64 công trình thủy lợi, chiếm 40,5% số công trình hiện có trên địa bàn, kiên cố hóa 25 km kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này đã và đang góp phần quan trọng để huyện mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp chủ động được tưới, tiêu, từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua, bằng việc lồng ghép các nguồn vốn, chương trình hỗ trợ, tỉnh ta đã từng bước đầu tư hệ thống các công trình thủy lợi. Giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai thực hiện 14 dự án lớn, với tổng nguồn vốn thực hiện là 4.896 tỷ đồng; sửa chữa, nâng cấp 142 công trình thủy lợi đầu mối, gồm: 93 hồ chứa, 52 đập dâng, 27 trạm bơm tưới, tiêu, nâng tổng số công trình thủy lợi đầu mối được nâng cấp của toàn tỉnh lên 824 công trình; kiên cố hóa 436 km kênh mương nội đồng liên xã, liên huyện, nâng tổng số kênh mương liên huyện, xã được nâng cấp của toàn tỉnh lên 7.390 km, từ đó tăng năng lực tưới lên 332.000 ha. Đáng chú ý, tại hầu hết những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, hệ thống hạ tầng thủy lợi đều được đầu tư đồng bộ, kiên cố, bảo đảm tưới tiêu cho hơn 95% diện tích cây trồng. Một số công trình lớn đã được đầu tư hoàn thành, như: Tu bổ, nâng cấp, cải tạo công trình thủy lợi Bắc - Long - Giang; hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã; kênh chính thuộc hợp phần hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã... Ngoài ra, còn một số dự án thủy lợi lớn hiện đang được triển khai, như: Nâng cấp kênh trạm bơm Nam sông Mã, tiêu úng tiểu vùng III huyện Nông Cống, hệ thống thủy lợi sông Lèn.

Để hệ thống hạ tầng thủy lợi tiếp tục được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất, phát triển của ngành nông nghiệp, tỉnh sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi đầu mối, công trình trọng điểm đầu tư hoàn thành chương trình nâng cấp bảo đảm an toàn hồ chứa, trạm bơm trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]