(Baothanhhoa.vn) - Về làng nghề miến gạo ở thôn Tân Giao, xã Thăng Long những ngày cuối năm, chúng tôi thấy không khí làm việc của bà con rộn ràng hơn bao giờ hết. Qua trao đổi với một số hộ làm nghề chúng tôi được biết: nghề làm miến gạo ở đây đã có từ rất lâu đời. Trước kia, người dân làm miến hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên năng suất thấp, hiệu quả không cao. Những năm gần đây, người làm nghề đã chủ động đầu tư máy móc vào một số công đoạn sản xuất nên năng suất cao hơn nhiều, thu nhập từ nghề làm miến gạo vì thế cũng được cải thiện đáng kể.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đa dạng ngành nghề: “Chìa khóa” giảm nghèo ở huyện Nông Cống

Về làng nghề miến gạo ở thôn Tân Giao, xã Thăng Long những ngày cuối năm, chúng tôi thấy không khí làm việc của bà con rộn ràng hơn bao giờ hết. Qua trao đổi với một số hộ làm nghề chúng tôi được biết: nghề làm miến gạo ở đây đã có từ rất lâu đời. Trước kia, người dân làm miến hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên năng suất thấp, hiệu quả không cao. Những năm gần đây, người làm nghề đã chủ động đầu tư máy móc vào một số công đoạn sản xuất nên năng suất cao hơn nhiều, thu nhập từ nghề làm miến gạo vì thế cũng được cải thiện đáng kể.

Đa dạng ngành nghề: “Chìa khóa” giảm nghèo ở huyện Nông Cống

Làng nghề miến gạo xã Thăng Long góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giúp cho nhiều gia đình ở địa phương vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hiện nay, nghề này thu hút hơn 40 hộ trong thôn tham gia và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, với thu nhập từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng. Cũng nhờ nghề miến gạo mà nhiều hộ gia đình trong thôn đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Ví như, hộ gia đình ông Văn Doãn Kiên, trước đây, hai vợ chồng sống trong ngôi nhà nhỏ, tạm bợ và chỉ quẩn quanh với vài sào ruộng, rồi ai thuê gì thì làm nấy, nên gia đình cứ mãi luẩn quẩn không thoát được cái nghèo. Sau đó, nhận thấy nghề làm miến gạo ngày càng phát triển và mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình; cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện và sự vận động của chính quyền địa phương, nên gia đình ông đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư mua máy móc sản xuất miến gạo. Với sự chăm chỉ học hỏi, sự linh hoạt trong cách làm ăn, nên nghề sản xuất miến gạo đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Do đó, cuối năm 2018 gia đình ông đã ra khỏi danh sách hộ nghèo của thôn.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Đỗ Thị Sa, công chức chính sách - xã hội xã Thăng Long, cho biết: Để giúp người dân thoát nghèo bền vững, xã thực hiện rà soát kỹ, xác định nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm triển khai hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ người dân thoát nghèo. Đồng thời, phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có và tranh thủ các nguồn lực của cấp trên để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thông qua các mô hình kinh tế cụ thể như hỗ trợ người dân tiền mua trâu, bò sinh sản; hỗ trợ tham gia liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất trồng các loại cây rau màu mang lại giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người lao động trong độ tuổi đi làm việc tại các khu công nghiệp và đi xuất khẩu lao động để có nguồn thu nhập ổn định, bền vững. Đặc biệt, trên địa bàn xã còn phát triển nghề làm miến gạo truyền thống, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Để tiếp tục nhân rộng, phát triển làng nghề, tới đây địa phương sẽ chú trọng hơn việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua việc tham gia trưng bày, giới thiệu tại các hội chợ và tiếp cận với các siêu thị, cửa hàng tiện ích tại các địa phương trong tỉnh... Với những cách làm đồng bộ, hiệu quả trong công tác giảm nghèo, đến nay, toàn xã chỉ còn 39 hộ nghèo (chiếm 1,15%), thu nhập bình quân đầu người là 48,5 triệu đồng/năm.

Những năm qua, huyện Nông Cống luôn xác định “chìa khóa” để giảm nghèo một cách bền vững, hiệu quả trên cơ sở phát triển đa dạng các ngành nghề nông thôn; qua đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương. Nói về vấn đề này, ông Lại Duy Tuấn, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nông Cống, cho biết: Để công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện ngày càng đi vào thực chất hơn, các cấp chính quyền, đoàn thể đã bám sát từng hộ để thực hiện đúng chính sách hỗ trợ sinh kế, nhà ở, giải quyết việc làm, đào tạo nghề... Hàng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện chủ động phối hợp với các đoàn thể, chính quyền địa phương rà soát số lượng lao động đã và chưa qua đào tạo, tìm hiểu về nhu cầu học nghề của người lao động để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp. Qua đó, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với sản xuất nông nghiệp, nghề truyền thống, nghề mới. Đồng thời, có chế độ khuyến khích, động viên người học nhằm từng bước nâng cao trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Trong giai đoạn 2016-2020, huyện đã đã mở hơn 450 lớp đào tạo nghề cho 1.200 lượt lao động, trong đó chủ yếu là đồi tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và lao động nông thôn khác. Nhờ đó, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo nghề của huyện đạt khoảng 75%; tỷ lệ người lao động có việc làm thường xuyên đạt 96,19%; lao động được giải quyết việc làm hàng năm trên 3.000 người. Hiện trên địa bàn huyện có trên 300 doanh nghiệp, trong đó có trên 20 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực may mặc, giày xuất khẩu tạo việc làm thường xuyên cho trên 15.000 lao động; các nghề - làng nghề truyền thống cũng đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động như làng nghề nón lá Trường Giang; làng nghề làm hương bài xã Vạn Thắng; làng nghề chiếu cói và các sản phẩm từ cói; làng nghề làm miến gạo Tân Giao, xã Thăng Long... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể. Nếu như năm 2016, toàn huyện còn 5.350 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 10,97%) thì tính đến ngày 30-10-2021, chỉ còn 367 hộ (chiếm tỷ lệ 0,73%).

Từ kết quả đạt được cho thấy, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện thật sự đi sâu vào đời sống của người dân, đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của hộ nghèo. Giai đoạn 2021-2025, huyện đang tiếp tục đưa công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, hoàn thành các tiêu chí đã đặt ra; nâng cao thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo; đồng thời tạo mọi điều kiện để nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở, các dịch vụ trợ giúp pháp lý, thông tin...

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]