(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có 174.763 ha rừng trồng, trong đó có 79.221 ha rừng sản xuất và phần lớn là rừng kinh doanh gỗ nhỏ với diện tích 59.221 ha (chiếm 75%), lợi nhuận thu được của rừng kinh doanh gỗ nhỏ thấp, chủ yếu sử dụng làm nguyên liệu băm dăm, doanh thu bình quân chỉ đạt từ 40 - 80 triệu đồng/ha/chu kỳ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn – những hiệu quả bước đầu

Thanh Hóa có 174.763 ha rừng trồng, trong đó có 79.221 ha rừng sản xuất và phần lớn là rừng kinh doanh gỗ nhỏ với diện tích 59.221 ha (chiếm 75%), lợi nhuận thu được của rừng kinh doanh gỗ nhỏ thấp, chủ yếu sử dụng làm nguyên liệu băm dăm, doanh thu bình quân chỉ đạt từ 40 - 80 triệu đồng/ha/chu kỳ.

Cán bộ Chi cục Lâm nghiệp và các hộ dân thăm rừng trồng gỗ lớn 3 năm tuổi tại xã Thành Mỹ (Thạch Thành).

Do vậy, hiệu quả kinh tế của rừng trồng sản xuất chưa cao, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận đạt rất thấp, từ 1,4 triệu đồng đến 4 triệu đồng/ha/năm (đối với rừng trồng quảng canh) và từ 3,3 triệu đồng đến 6,8 triệu đồng/ha/năm (đối với rừng thâm canh). Riêng đối với rừng trồng keo tai tượng Úc lợi nhuận cao hơn, đạt trên 6,8 triệu đồng/ha/năm.

Diện tích rừng trồng gỗ lớn 20.000 ha (chiếm khoảng 25%) chủ yếu là cây bản địa lâu năm, thời gian trên 30 năm mới có thể cho khai thác. Vì vậy thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 6 mô hình chuyển hóa rừng keo tai tượng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn ở các xã: Phượng Nghi, Mậu Lâm, Xuân Thọ, Hải Vân của huyện Như Thanh và các xã: Xuân Lộc, Vạn Xuân của huyện Thường Xuân. Biện pháp kỹ thuật chính của mô hình là tỉa thưa điều chỉnh mật độ, không gian dinh dưỡng, thực hiện các biện pháp tỉa cành, chăm sóc, bón phân cho rừng và kéo dài thời gian kinh doanh rừng. Thông qua mô hình chuyển hóa rừng keo kinh doanh gỗ lớn bước đầu cho thấy tốc độ tăng trưởng của rừng tăng một cách rõ rệt, dự kiến đến kỳ khai thác (12-15 năm) trữ lượng gỗ lớn có thể đạt từ 250-300 m3/ha, theo thị trường giá bán gỗ keo lớn (đường kính đầu nhỏ từ 25cm trở lên) khoảng 2,5-3 triệu đồng/m3, bình quân đạt 375 - 450 triệu đồng/ha/chu kỳ. Như vậy, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn và phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn, thời gian chu kỳ kinh doanh chỉ kéo dài thêm khoảng từ 5-7 năm so với chu kỳ gỗ nhỏ nhưng mang lại giá trị rừng cao hơn gấp 2 - 3 lần.

Từ kết quả trên cho thấy phát triển rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các hộ gia đình có diện tích rừng trồng tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, mà còn giúp giảm bớt số lần khai thác, trồng lại rừng; do đó, giảm xói mòn, rửa trôi đất do quá trình khai thác, tăng khả năng hấp thụ cacbon, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Bài và ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

(Chi cục Lâm nghiệp)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]