(Baothanhhoa.vn) - Để khai thác tốt tiềm năng thế mạnh, tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp của địa phương phát triển, huyện Lang Chánh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần tăng giá trị canh tác, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống cho Nhân dân.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Lang Chánh

Để khai thác tốt tiềm năng thế mạnh, tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp của địa phương phát triển, huyện Lang Chánh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần tăng giá trị canh tác, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống cho Nhân dân.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Lang ChánhNgười dân xã Trí Nang chuyển đổi mô hình rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn mang lại giá trị kinh tế.

Yên Khương là xã biên giới, có 9 thôn, bản với hơn 5.000 khẩu, trong đó 90% là đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Những năm trước, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn. Một thời gian dài, chính quyền, người dân nơi đây luôn trăn trở tìm hướng đi để phát triển kinh tế. Xã cử cán bộ nông nghiệp đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, tìm hiểu các loại giống cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với đồng đất, tập quán canh tác của đồng bào. Thế rồi cây vầu đắng cũng được đưa vào trồng thử nghiệm và trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đó mở ra hướng phát triển mới, giúp bà con nông dân có của ăn, của để, thoát nghèo bền vững. Đồng chí Lò Văn Quyền, Chủ tịch UBND xã Yên Khương, cho biết: Thực tế cho thấy, việc xác định, phát triển cây trồng chủ lực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương là một hướng đi đúng, trúng. Nó không chỉ giúp bà con thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên thành hộ khá giả. Năm 2018, nhận thấy tính khả thi về kinh tế từ cây vầu, xã Yên Khương đã tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ để xây dựng các mô hình trồng rừng thâm canh cây vầu. Từ nguồn vốn Chương trình 30a xã triển khai trồng thử nghiệm hơn 20 ha, nguồn vốn Chương trình 135 trồng 24 ha, được phân bổ cho 24 hộ nghèo, cận nghèo tham gia. Sau thời gian trồng thử nghiệm, địa phương nhận thấy, đây là loại cây trồng phát triển nhanh, có tỷ lệ sống trên 90% lại không tốn công chăm sóc, ít bị sâu bệnh, phù hợp với thổ nhưỡng và có thể thu hoạch quanh năm, lợi nhuận cao gấp 2 - 3 lần so với các loại cây trồng khác... Điều đáng mừng là trong 24 hộ tham gia trồng thử nghiệm đến nay đều đã thoát nghèo.

Theo tính toán, một lao động khỏe mạnh có thể khai thác được từ 100 - 150 kg vầu, cho thu nhập khoảng trên 600.000 đồng/ngày.

Đến nay, xã Yên Khương có hơn 300 ha vầu từ các chương trình, dự án, 150 ha là diện tích vầu tự nhiên. Trong những năm tới, xã Yên Khương tiếp tục phát triển, mở rộng mô hình, phấn đấu nhân rộng lên khoảng 1.000 ha vầu.

Mô hình trồng vầu ở xã Yên Khương chỉ là một trong nhiều mô hình thành công trên địa bàn huyện Lang Chánh nhờ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ năm 2016 đến nay, huyện Lang Chánh đã chuyển đổi được hàng nghìn ha đất trồng các loại cây kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, thâm canh luồng, vầu và một số cây trồng mới, điển hình như các mô hình: trồng ngô đông, đậu tương, khoai tây, khoai lang trên đất 2 lúa; phục tráng rừng luồng, thâm canh cây vầu đắng; chuyển hóa rừng keo kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn; trồng rau an toàn, chăn nuôi gà, lợn...

Có thể nói, hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Lang Chánh đã khẳng định hướng đi đúng đắn, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích, làm thay đổi tư duy của người nông dân trong sản xuất, đưa ngành nông nghiệp của huyện nhà ngày càng phát triển.

Bài và ảnh: Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]