(Baothanhhoa.vn) - Để thu hút được doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp với bà con nông dân trên địa bàn, những năm gần đây, huyện Cẩm Thủy đã chủ động mời gọi doanh nghiệp tiếp cận, tìm hiểu về các đề án phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện, cũng như các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi tham gia đầu tư sản xuất hoặc liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện, từ đó tạo động lực để các doanh nghiệp tham gia đầu tư thực ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển biến từ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm ở huyện Cẩm Thủy

Để thu hút được doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp với bà con nông dân trên địa bàn, những năm gần đây, huyện Cẩm Thủy đã chủ động mời gọi doanh nghiệp tiếp cận, tìm hiểu về các đề án phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện, cũng như các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi tham gia đầu tư sản xuất hoặc liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện, từ đó tạo động lực để các doanh nghiệp tham gia đầu tư thực hiện liên kết.

Mô hình liên kết trồng sả Java tại xã Cẩm Tâm.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tập trung giải quyết nhanh các thủ tục hành chính có liên quan đến vấn đề tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn; đồng thời cũng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai một cách nhanh chóng bằng nhiều hình thức.

Huyện cũng đã chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn chủ động tham gia với vai trò là cầu nối để doanh nghiệp và bà con nông dân thực hiện liên kết và bao tiêu sản phẩm, nhằm bảo đảm lợi ích hài hòa cũng như quyền lợi chính đáng giữa doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, huyện đã và đang tổ chức sản xuất theo hướng khuyến khích, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để hình thành các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ, HTX, trang trại và doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò là hạt nhân liên kết.

Nhờ tập trung đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp về thu hút đầu tư, nên việc liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực, nhiều mô hình được sản xuất thông qua hợp đồng liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân không những được duy trì mà còn nhân ra diện rộng. Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Cẩm Thủy, cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đang thực hiện hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm đối với 11 công ty, doanh nghiệp lớn. Trong đó, có nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đã được nhân ra diện rộng, như: Bà con nông dân tại xã các xã Cẩm Yên, Cẩm Sơn, Cẩm Ngọc, Cẩm Tân, Cẩm Bình, Cẩm Thạch, Cẩm Phú, Cẩm Vân liên kết với các Công ty TH True milk, Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk để trồng ngô làm thức ăn chăn nuôi, với tổng diện tích 300 ha/năm. Công ty CP Xuất khẩu rau, quả Thanh Hóa và Công ty CP Hữu cơ Đất Việt liên kết với bà con nông dân các Cẩm Thạch, Cẩm Tú, Cẩm Yên, Cẩm Tân liên kết sản xuất ớt xuất khẩu, với tổng diện tích 25 ha/vụ; Công ty CP Thực phẩm Safelife liên kết với các hộ dân xã Cẩm Giang, Cẩm Tân trồng khoai lang Nhật, với diện tích 5 ha/vụ. Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao liên kết trồng đậu tương rau tại xã Cẩm Bình, với diện tích 5 ha/vụ, trồng chanh leo tại Lâm trường Cẩm Ngọc và xã Cẩm Qúy, với diện tích 6 ha/vụ; trồng ngô ngọt với các hộ dân xã Cẩm Lương, Cẩm Bình, Cẩm Sơn, Cẩm Tú..., với tổng diện tích 35 ha/vụ. Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu An Phước liên kết với bà con nông dân của nhiều địa phương trên địa bàn huyện để trồng cây gai xanh, với tổng diện tích hiện có hơn 84 ha.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Cẩm Thủy: Do diện tích thực hiện liên kết sản xuất đều được thực hiện ở những địa phương có truyền thống sản xuất nông nghiệp, có điều kiện canh tác phù hợp, hơn nữa trước khi triển khai thực hiện hay nhân rộng mô hình người lao động trực tiếp tham gia sản xuất được tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật nên năng suất, chất lượng sản phẩm được bảo đảm theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nhờ đó, toàn bộ diện tích liên kết sản xuất đều được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, với giá cao hơn thị trường từ 10 đến 15%, nên hiệu quả kinh tế đạt cao. Đối với những loại cây trồng được sản xuất như cây ngô làm thức ăn chăn nuôi lãi khoảng 30-40 triệu đồng/ha/vụ, cây gai xanh lãi 50-60 triệu đồng/ha/năm, ớt xuất khẩu từ 90 đến 120 triệu đồng/ha/vụ... Đối với những cây trồng cần trình độ thâm canh cao như khoai lang Nhật, đậu tương rau, chanh leo, lợi nhuận đạt tới 120 đến 150 triệu đồng/ha/vụ.

Thực tế cho thấy, việc liên kết sản xuất nông nghiệp của huyện Cẩm Thủy đã có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả kinh tế của diện tích được liên kết cao gấp 3 đến 5 lần so với những cây trồng truyền thống trên địa bàn. Tuy nhiên, đa phần các cây trồng thực hiện liên kết sản xuất hiện nay vẫn nhỏ, lẻ, chưa hình thành được vùng sản xuất tập trung, nên việc áp dụng cơ giới hóa và các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao tối đa năng suất, chất lượng của cây trồng còn hạn chế. Các doanh nghiệp đầu tư thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp có ít, quy mô đầu tư hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp của huyện. Vì vậy, để tiếp tục đẩy mạnh việc liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và bà con nông dân, cùng với việc tiếp tục thu hút doanh nghiệp, huyện sẽ chú trọng tích tụ ruộng đất, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ canh tác cho lao động nông nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất.


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]