(Baothanhhoa.vn) - Để bảo vệ diện tích cây trồng, nhất là diện tích cây trồng trong vụ thu mùa 2020, ngành nông nghiệp đã và đang cùng với các đơn vị quản lý và khai thác các công trình thủy lợi, chính quyền địa phương chủ động triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống ngập úng cho cây trồng trong mùa mưa bão.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống ngập úng cho cây trồng

Chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống ngập úng cho cây trồng

Công nhân thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu khơi thông dòng chảy trên kênh N2.

Để bảo vệ diện tích cây trồng, nhất là diện tích cây trồng trong vụ thu mùa 2020, ngành nông nghiệp đã và đang cùng với các đơn vị quản lý và khai thác các công trình thủy lợi, chính quyền địa phương chủ động triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống ngập úng cho cây trồng trong mùa mưa bão.

Với 35 trạm bơm tiêu và tưới tiêu kết hợp, 191 máy có lưu lượng thiết kế từ 980 - 4.000m3/h, tổng lưu lượng 395.500m3/h; trong đó, có 15 trạm bơm tiêu với 87 máy, lưu lượng thiết kế là 186.280m3/h; 20 trạm tưới tiêu kết hợp với 104 máy, lưu lượng thiết kế là 209.220m3/h. Có 836 cống lớn nhỏ phục vụ tưới, tiêu, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã chịu trách nhiệm tiêu cho gần 29.000 ha cây trồng trong vụ thu mùa 2020 của 6 huyện, thị, thành phố, gồm: Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn và một phần phía Bắc TP Thanh Hóa.

Trên cơ sở nhận định, theo dõi về diễn biến thời tiết, hiện trạng của các hệ thống công trình thủy lợi, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã đã chủ động xây dựng, chỉ đạo các chi nhánh thực hiện phương án phòng, chống ngập úng cho toàn vụ thu mùa 2020 theo từng cấp độ của diễn biến thời tiết, từ tiêu úng bình thường tới mưa lũ lớn. Thực hiện kiểm tra, đánh giá mức độ hư hỏng, tiến hành duy tu bảo dưỡng bảo đảm an toàn cho công trình; vận hành thử đóng mở các cống tiêu trước mùa mưa bão nhằm bảo đảm an toàn khi có yêu cầu tiêu úng; chủ động tổ chức lực lượng vớt bèo, nạo vét khơi thông dòng chảy; đồng thời, phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức ra quân nạo vét khơi thông dòng chảy, phá bỏ ách tắc trên hệ thống kênh tiêu liên xã, nội đồng đạt hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.

Công ty TNHH MTV Sông Chu quản lý 8 hệ thống tiêu tự chảy lớn, đảm nhiệm tiêu cho 113.231 ha (có 85.342 ha đất canh tác). Trong đó, với 6 cống tiêu lớn ngăn mặn, giữ ngọt, 3 âu thuyền là cửa ngõ của các hệ thống tiêu và 33 trạm bơm tiêu với 179 máy bơm có công suất từ 1.000 đến 4.000m3/h tiêu cho 13.600 ha thuộc vùng trũng thấp ở triền sông thuộc khu vực các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn. Với mục tiêu bảo đảm tiêu úng theo tần suất mưa thiết kế, hạn chế đến mức tối đa các sự cố công trình trong hệ thống, giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, công ty đã và đang chủ động triển khai hiệu quả các giải pháp phòng, chống ngập úng, trong đó tập trung vào một số giải pháp, như: Xây dựng phương án tưới và phòng, chống lụt bão năm 2020; vận hành các trạm bơm tiêu, các cống tiêu qua đê, cống vùng triều, bảo đảm khi mưa úng xảy ra; phân công cán bộ trực tại các vị trí để vận hành công trình phục vụ tiêu úng và xử lý kịp thời sự cố. Đồng thời, chỉ đạo sửa chữa khẩn trương các hạng mục công trình phục vụ phòng, chống lụt bão, hạng mục công trình đang thi công dở dang và có biện pháp bảo vệ an toàn công trình. Hiện, 100% trạm bơm tiêu, cống tiêu đã được vận hành thử; nhiều hạng mục công trình phòng chống lụt bão năm 2020 đã và đang được khẩn trương hoàn thành, những công trình đang thi công đã có chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp ứng phó, bảo đảm an toàn khi xảy ra sự cố.

Đồng hành cùng các đơn vị quản lý và khai thác các công trình thủy lợi, ngành nông nghiệp và các huyện, thị xã, thành phố cũng đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống ngập úng cho cây trồng. Theo đó, Chi cục Thủy lợi đã có phương án định hướng việc tiêu thoát lũ trong vụ thu mùa 2020 làm cơ sở để chính quyền các địa phương và đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi chỉ đạo thực hiện. Thành lập các đoàn, tổ kiểm tra, đánh giá các công trình thủy lợi, nhất là những công trình không bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão để có phương án ứng phó kịp thời. Kiểm tra, rà soát quy trình vận hành hồ chứa, thẩm định phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho từng hồ theo quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Đồng thời, dự báo diện tích cũng như vùng có nguy cơ bị ngập lụt để các địa phương, đơn vị nắm bắt, có biện pháp phòng, chống hiệu quả. Về phía các địa phương, trên cơ sở xác định diện tích có nguy cơ bị ngập lụt, nhiều huyện đã thực hiện gieo trồng sớm diện tích vụ thu mùa để né lụt. Bố trí nguồn vốn để tu sửa, bảo dưỡng các cống tiêu, cống ngăn lũ, các trạm bơm tiêu úng, công trình hồ đập. Đồng thời, phối hợp với đơn vị thủy nông thực hiện nạo vét, giải tỏa ách tắc trên các tuyến kênh tiêu, xây dựng phương án vận hành các trạm bơm tiêu để bảo vệ cây trồng khi có bão lụt xảy ra.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]