(Baothanhhoa.vn) - Vùng nguyên liệu phục vụ Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân (trên địa bàn xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân) chế biến niên vụ này có tổng diện tích hơn 4.500 ha, trong đó huyện Như Xuân có hơn 3.500 ha, diện tích còn lại  trồng tại Thường Xuân, Như Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động thu mua và chế biến sắn nguyên liệu trong bối cảnh thị trường xuất khẩu tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn

Chủ động thu mua và chế biến sắn nguyên liệu trong bối cảnh thị trường xuất khẩu tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn

Nông dân thị trấn Yên Cát (Như Xuân) thu hoạch sắn nguyên liệu.

Vùng nguyên liệu phục vụ Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân (trên địa bàn xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân) chế biến niên vụ này có tổng diện tích hơn 4.500 ha, trong đó huyện Như Xuân có hơn 3.500 ha, diện tích còn lại trồng tại Thường Xuân, Như Thanh.

Các chủ hợp đồng trồng sắn nguyên liệu trong vùng đã được công ty đầu tư ứng trước vật tư, phân bón, công chăm sóc; chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng và chăm bón giống sắn mới; bảo hành giá sắn tươi cả vụ ở mức trên 1.750 đồng/kg tại nhà máy và ký hợp đồng thu mua sắn tươi theo hướng điều chỉnh giá thu mua sát với thị trường, hài hòa lợi ích nông dân và doanh nghiệp.

Để chuẩn bị cho vụ chế biến 2019-2020, công ty đã đầu tư hơn 22 tỷ đồng xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hóa nhằm đảm bảo môi trường; nâng cấp mở rộng nhà kho khoảng 3.200m2; rải nhựa đoạn đường nối từ đường Hồ Chí Minh vào nhà máy; bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất...

Trao đổi với chúng tôi về giải pháp khắc phục khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trong thời điểm khối lượng sản phẩm tinh bột sắn chế biến tồn kho nhiều, ông Lê Ngọc Hạnh, Chủ tịch Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân, cho biết: Ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong các tháng đầu năm 2020, công ty gặp rất nhiều khó khăn về tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn do thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc đang bị “đóng băng”, hiện tại có khoảng 50% sản phẩm tinh bột sắn đang tồn kho. Trước mắt, lãnh đạo công ty đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, huy động nguồn lực tài chính chủ động thu mua hết sản lượng sắn trong vùng nguyên liệu theo hợp đồng (khoảng 60.000 tấn sắn tươi). Hơn 4 tháng vừa qua (tính đến ngày 24-2-2020), tùy từng thời điểm công ty đã thu mua sắn củ tươi (tại nhà máy) với giá phổ biến từ 1.750 đồng đến 1.830 đồng/kg. Đến thời điểm nhà máy kết thúc vụ chế biến 2019-2020 (24-2-2020), công ty đã thu mua được hơn 60.000 tấn sắn tươi, chế biến được hơn 16.000 tấn tinh bột. Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân đã có giải pháp bảo quản sản phẩm sau chế biến. Hiện tại, lãnh đạo công ty đã và đang chủ động tìm kiếm thị trường mới nhằm tiêu thụ hết sản phẩm tinh bột sắn còn tồn kho, để có nguồn tài chính phục vụ sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển vùng nguyên cho vụ chế biến mới.

Được biết, công ty đã tạo việc làm ổn định, thu nhập bình quân 13 triệu đồng/người/tháng cho 167 cán bộ, công nhân. Các quyền lợi, chế độ khác của cán bộ, công nhân được đảm bảo. Năm 2019, doanh thu của Công ty TNHH Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân đạt 187 tỷ đồng; hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

Cùng với thu mua hết nguyên liệu trong vùng phục vụ sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, phòng kế hoạch - kinh doanh của công ty đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương trong vùng nguyên liệu sắn Tây - Nam triển khai kế hoạch trồng mới sắn nguyên liệu trong vụ xuân năm 2020, ký hợp đồng thu mua nguyên liệu sắn tươi cung cấp cho vụ chế biến mới 2020-2021.

Thùy Dương


Thùy Dương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]