(Baothanhhoa.vn) - Nhờ chuyển đổi từ mô hình trồng mía sang bí đao, nhiều hộ dân xã Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) đã thoát nghèo. Đây được xem như loài cây “cứu cánh” cho bà con xứ Mường nơi đây trong những năm qua.

Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao

Nhờ chuyển đổi từ mô hình trồng mía sang bí đao, nhiều hộ dân xã Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) đã thoát nghèo. Đây được xem như loài cây “cứu cánh” cho bà con xứ Mường nơi đây trong những năm qua.

Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao

Xã Cẩm Quý trước đây là một trong số những xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Cẩm Thủy. Những năm qua, nhờ sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và sự nỗ lực của người dân, cuộc sống nơi đây đang từng bước thay da đổi thịt.

Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao

Là một trong số những hình thức phát triển kinh tế của địa phương, việc thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp cũng được quan tâm chú trọng. Trong đó, việc chuyển đổi từ cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng bí đao đã giúp nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo thành công.

Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao

Trước đây, khi chưa trồng bí đao thì chúng tôi chủ yếu trồng mía, keo. Vài năm trở lại đây nhờ có cây bí đao mà cuộc sống cũng đỡ vất vả. Cây bí đao là giống cây ngắn ngày lại cho thu nhập ổn định nên nhiều người đã chuyển hẳn sang trồng loại cây này. Năm nay nhà tôi cũng vừa trồng thêm ít sào nữa để tăng thêm thu nhập”. Chị Cao Thị Ly (thôn Quý Thanh, xã Cẩm Quý) chia sẻ.

Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao

Hiện, trên địa bàn xã Cẩm Quý có khoảng 15 hộ trồng bí đao, tổng diện tích khoảng 23ha. Trung bình mỗi hộ dân trồng từ 1 - 1,5ha.

Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao

Theo người dân địa phương, bí đao là giống cây dễ trồng và lợi nhuận cao. Bí đao sau khi gieo trồng khoảng 50 ngày có thể thu hoạch, với giá bán dao động từ 10 - 20 nghìn đồng/1kg, trung bình 1 ha bí đao trừ chi phí đem về lợi nhuận 100 triệu đồng/1 vụ.

Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao

Thời điểm cuối năm, giá bán có phần nhỉnh hơn so với ngày thường từ 2- 3 nghìn đồng/1kg. Bí đao sau khi thu hoạch sẽ được các thương lái từ các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng… về thu mua tại vườn. Nhờ đó mà người dân có được đầu ra ổn định, tiết kiệm chi phí vận chuyển cho sản phẩm.

Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao

Không chỉ đem lại lợi nhuận cao, chi phí để đầu tư cho giống cây này cũng đỡ tốn kém và hiệu quả hơn rất nhiều. Theo chia sẻ từ người dân, để hoàn thiện một sào dây giàn mất chi phí từ 8 - 10 triệu đồng. Giàn được dựng lên sẽ sử dụng từ 2 - 3 năm, chính vì vậy sau mỗi lần thu hoạch người dân chỉ duy tu và sửa chữa thì có thể sử dụng tiếp cho các vụ sau. Đây là lợi thế rất lớn để tiết kiệm chi phí đầu tư.

Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao

Nhờ trồng bí đao, nhiều hộ dân ở xã nghèo nơi đây đang sớm ổn định kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Dự kiến, trong năm 2020, xã Cẩm Quý sẽ sớm hoàn thiện các mục tiêu để cán đích nông thôn mới. Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng với vùng quê nơi đây.

Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao

Ông Nguyễn Văn Tuyết - Chủ tịch Hội nông dân xã Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy) cho biết: “Tuy là giống cây trồng mới được đưa vào canh tác một vài năm trở lại đây, nhưng đây là mô hình rất hiệu quả. Trước đây chỉ manh mún một vài hộ trồng nhưng đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 25 ha được chuyển đổi sang trồng bí đao. Thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hơn nữa để phát triển bí đao như một trong những giống cây mũi nhọn của địa phương”.

Tuấn Kiệt

Tin liên quan:
  • Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao
    Hỗ trợ sản xuất góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương miền núi

    Trong những năm qua, ở các địa phương miền núi trong tỉnh tích cực thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo điều kiện giúp người nghèo nâng cao đời sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

  • Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao
    Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên ở huyện Cẩm Thủy

    Với phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, những năm qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Cẩm Thủy luôn phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tích cực chung tay góp sức, tham gia xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

  • Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao
    Hiệu quả từ trồng bí xanh tập trung tại xã Cẩm Quý

    Dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng trồng bí xanh của thôn Chí Thanh, chị Phạm Tố Anh, cán bộ nông nghiệp xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy, cho biết: Trong 5 năm trở lại đây, người dân thôn Chí Thanh không còn cấy lúa trên những diện tích thường xuyên bị khô hạn, thay vào đó, họ lựa chọn bí xanh là cây trồng chủ lực. Hiện nay, toàn thôn có hơn 40 hộ trồng bí xanh, với tổng diện tích 10 ha, bình quân mỗi hộ trồng hơn 2 sào/vụ. Hiện tại, một số hộ đã xuất bán sản phẩm ra thị trường với mức giá dao động 10.000-12.000 đồng/kg.

  • Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao
    “Bóng cả” miền sơn cước

    Đã từng nghèo khó, từng vất vả mưu sinh nhưng bằng quyết tâm và nghị lực của người cựu chiến binh, ông Đinh Đình Vinh, người dân tộc Thổ ở thôn Hợp Thành, xã Bình Lương (Như Xuân) đã từng bước vượt qua mọi khó khăn và trở thành người có uy tín trong cộng đồng.

  • Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao
    Phát huy vai trò của người có uy tín trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới

    Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp đã tích cực vận động đội ngũ người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tham gia vào việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp Nhân dân. Ngoài ra, NCUT trong đồng bào DTTS đã tiên phong trên lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tuyên truyền, vận động người dân chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM).

  • Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy): Thoát nghèo nhờ cây bí đao
    Huyện Cẩm Thủy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

    Những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây, con có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, từng bước nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.


Tuấn Kiệt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]