Sự cải thiện những chỉ số quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã phản ánh hiệu quả những chủ trương, chính sách và chỉ đạo điều hành của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và cán bộ, công chức tại các cơ quan Nhà nước; đồng thời, đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của các doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp bứt phá

Sự cải thiện những chỉ số quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã phản ánh hiệu quả những chủ trương, chính sách và chỉ đạo điều hành của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và cán bộ, công chức tại các cơ quan Nhà nước; đồng thời, đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của các doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp bứt phá

Đóng gói sản phẩm tại Công ty CP Bia Thanh Hóa.

Với hơn 15.000 DN đang hoạt động, đội ngũ DN Thanh Hóa hiện đang đóng góp tỷ trọng khoảng 60% vào tăng trưởng GRDP của tỉnh. Nhiều DN đã xây dựng được những sản phẩm uy tín, chất lượng và có khả năng cạnh tranh trên thương trường; đồng thời, liên kết chặt chẽ với các DN trong và ngoài nước để tham gia vào các chuỗi giá trị sản xuất.

Công ty TNHH Tratech (TP Thanh Hóa) hoạt động trên lĩnh vực giáo dục, xây dựng, đầu tư hạ tầng đô thị, giao thông, doanh thu mỗi năm đạt khoảng 100-120 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 500 lao động. Đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh trong những năm gần đây, ông Nguyễn Quốc Cương, giám đốc công ty, cho biết: Hoạt động trên địa bàn tỉnh đã gần 20 năm; tuy nhiên, những năm gần đây, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh có những bước cải thiện thực sự. Đối với các dự án đầu tư trên các lĩnh vực giáo dục, y tế luôn được tỉnh quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện.

Có thể nói, tinh thần đồng hành cùng DN đã được thể hiện rõ nét trong những quyết sách, hành động cụ thể, thiết thực của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành cùng chính quyền các cấp trong những năm gần đây. Các giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã được triển khai một cách đồng bộ. Từ năm 2016 đến nay, chỉ số PCI của tỉnh Thanh Hóa có những tiến triển tốt, nhất là các chỉ số thành phần về chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, đào tạo nhân lực, tính tiên phong của lãnh đạo... Điển hình như năm 2018, chỉ số PCI của tỉnh ta đạt 63,94 điểm, đứng thứ 25 cả nước, đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung bộ, tăng 3 bậc so với năm 2017. Trong đó, có nhiều chỉ số, điểm số thành phần được cải thiện tích cực, như: Dịch vụ hỗ trợ DN thay đổi một cách ấn tượng, xếp thứ 3 cả nước, tăng 0,65 điểm; chất lượng lao động xếp thứ 12 cả nước, tăng 0,37 điểm... Sự cải thiện những chỉ số quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã phản ánh hiệu quả những chủ trương, chính sách và chỉ đạo điều hành của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và cán bộ, công chức tại các cơ quan Nhà nước; đồng thời, đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của các DN và nhà đầu tư về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, bồi thường giải phóng mặt bằng và tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN cũng được các cấp chính quyền nỗ lực vào cuộc. Đồng thời, rà soát để sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư kinh doanh. Cùng với việc thực hiện cải cách hành chính, thay vì tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh gặp mặt DN mỗi năm một lần, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tổ chức hội nghị gặp gỡ DN vào ngày 21 hàng tháng để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển. Tại các hội nghị, sau khi nghe lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh và UBND các địa phương liên quan báo cáo giải trình từng vấn đề, đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc của DN, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo hướng xử lý đối với từng kiến nghị của DN; đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành, chính quyền địa phương chủ động phối hợp xử lý nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN.

Đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, đại diện Hiệp hội DN tỉnh, cho biết: Những năm gần đây, Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có chất lượng điều hành tốt, với chi phí gia nhập thị trường thấp, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Không những vậy, lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho DN. Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, trong thời gian tới, cộng đồng DN Thanh Hóa sẽ sớm nhận được những chủ trương, điều hành tích cực để phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh quyết liệt, cộng đồng DN mong muốn những cải cách mạnh mẽ hơn nữa về thủ tục hành chính, về cơ chế tiếp cận đất đai, những thông tin quy hoạch minh bạch, thuận lợi để DN dễ dàng tiếp cận, hội nhập và phát triển.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp bứt phá

Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thông qua hàng loạt các Nghị quyết quan trọng, như: Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết 35/NQ-CP hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020; Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17-5-2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DN, tỉnh ta đã ban hành nhiều chỉ thị, chương trình, kế hoạch về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch và bước đầu thực hiện có kết quả mô hình “một cửa liên thông”, tạo thuận lợi trong giải quyết công việc cho nhà đầu tư và DN. Khuyến khích phát triển các trường và cơ sở đào tạo nghề, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo lao động tại địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trong và ngoài nước; thông tin rộng rãi tiềm năng, lợi thế của tỉnh để các nhà đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển.

Với mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng điều hành và thực thi công vụ của bộ máy chính quyền các cấp, tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2017-2020. Việc thực hiện chương trình này nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh; phấn đấu cải thiện chỉ số, vị trí xếp hạng về môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2017-2020.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài Và Ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]