(Baothanhhoa.vn) - Từ 0 giờ ngày 8-7 Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội yêu cầu 14 tỉnh, thành phố trong đó có Thanh Hóa và các đơn vị liên quan tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ (trừ xe chở chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, người lao động của các cơ quan, khu công nghiệp, khu chế xuất) vào Hà Nội và ngược lại.

Các nhà xe "lao đao" bởi dịch COVID-19

Từ 0 giờ ngày 8-7 Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội yêu cầu 14 tỉnh, thành phố trong đó có Thanh Hóa và các đơn vị liên quan tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ (trừ xe chở chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, người lao động của các cơ quan, khu công nghiệp, khu chế xuất) vào Hà Nội và ngược lại.

Các nhà xe “lao đao” bởi dịch COVID-19

Nhà xe Vân Anh vốn tấp nập khách ra vào nay không một bóng người.

Doanh thu trì trệ, nhân lực giảm mạnh

Theo tìm hiểu của phóng viên, trên địa bàn Thanh Hóa chỉ còn 2/136 tuyến xe liên tỉnh hoạt động. Vì bị cấm vận tải trên nhiều tuyến nên doanh số của nhiều nhà xe tại Thanh Hóa bị “đóng băng”, các tài xế bất đắc dĩ “thất nghiệp” vô thời hạn.

“Một ngày bên tôi chạy 40 chuyến một chiều, nhưng từ tháng 3-2021 đến nay giảm dần từ 36 chuyến một ngày xuống còn 3 đến 4 chuyến, nhà xe gặp khó khăn, doanh thu giảm mạnh”, anh Minh Dũng, đại diện nhà xe Vân Anh cho biết.

Các nhà xe “lao đao” bởi dịch COVID-19

Cơ sở 2 nhà xe Vân Anh cũng phải tạm thời đóng cửa chờ thông tin mới.

Anh Duy Quang, quản lý nhà xe H.V chia sẻ: “Bình thường chuyến sớm nhất của nhà xe khởi hành từ 4 giờ sáng và chuyến muộn nhất là 10 giờ tối. Có ngày phải tăng cường xe đến hơn 11 giờ. Nghỉ 1 ngày đã khó khăn rồi mà còn phải nghỉ 14 ngày nữa thì khó khăn quá. Nếu còn phải kéo dài thời gian thêm thì chúng tôi cũng “thoi thóp” mất".

Các nhà xe “lao đao” bởi dịch COVID-19

Nhà xe Đại Nam cũng không ngoại lệ, đóng cửa ngay sau khi có lệnh cấm.

“Một tháng chúng tôi còn phải chi rất nhiều khoản, từ tiền lương nhân viên, tài xế đến tiền thuê mặt bằng, đấy là còn chưa kể những khoản tiền phát sinh thêm”, chị Hiền, Phòng kế toán nhà xe H.H cho biết.

Không chỉ các nhà xe độc lập mà các xe đón trả khách tại Bến xe phía Tây thành phố Thanh Hoá cũng đang “lay lắt” qua từng ngày. Theo thống kê của Công ty cổ phần quản lý Bến xe khách phía Tây, từ giữa tháng 4-2021 đến nay lượng khách chỉ đạt khoảng từ 30 đến 40%, có thời điểm chỉ 20%. Nếu duy trì vận chuyển hằng ngày thì nguồn thu từ tiền vé đã không đủ bù các chi phí như nhiên liệu, tiền lương, khấu hao xe… Trong khi đó, các nhà xe cơ bản đều vay vốn để đầu tư nên còn phải “cõng” thêm lãi suất.

Các nhà xe “lao đao” bởi dịch COVID-19

Ngoài cổng Bến xe khách phía Tây thành phố Thanh Hóa đìu hiu, các quầy bán vé cũng đóng cửa.

Các nhà xe “lao đao” bởi dịch COVID-19

Khu vực bãi đỗ xe trống vắng, chỉ còn một vài tuyến xe nội tỉnh hoạt động.

Anh Nguyễn Sinh, một tài xế tuyến Thanh Hoá - Quảng Ninh cho biết: "Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, mỗi chuyến xe chỉ có dăm, bảy hành khách. Dù vậy công ty vẫn giữ uy tín với khách hàng, anh em cũng động viên nhau, chia sẻ khó khăn với chủ xe”.

Thế nhưng theo anh Kỳ Phong, tài xế nhà xe Đ.T thì vẫn có những tài xế không cầm cự nổi, phải nghỉ việc để tìm những hướng đi khác, bởi nghề tài xế nghỉ ngày nào là không có lương ngày đó.

Các nhà xe “lao đao” bởi dịch COVID-19

Chưa lúc nào Bến xe phía Bắc thành phố Thanh Hoá lại vắng bóng người qua lại như lúc này.

“Người dân ngại dịch bệnh nên hạn chế đi lại, những ngày này xe hầu như chạy không, chỉ chở được ít hàng ký gửi cho khách quen để cầm cự”, một nhân viên nhà xe H.T cho biết.

Doanh nghiệp vận tải cần được gỡ khó

Qua tìm hiểu được biết các bến xe, nhà xe đều trong tình trạng thu không đủ chi, phải bù lỗ. Ngoài việc cắt giảm tối đa chi phí để cầm cự, các nhà xe cho biết cũng chưa nghĩ ra cách gì vì hiện nay tình hình dịch, bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp. Làm ẩu lỡ xảy ra chuyện thì còn nguy hiểm hơn, thiệt hại còn lớn hơn. Vì vậy các nhà xe đa số đều thực hiện giải pháp là cắt giảm lao động, dừng hoặc giảm chuyến, tuyến không cần thiết, tuyến quá ít khách.

Các nhà xe “lao đao” bởi dịch COVID-19

Tuyến xe liên tỉnh dừng hoạt động, xe nằm bãi hàng loạt.

Trao đổi với phóng viên, hầu hết các nhà xe đều mong muốn được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ họ tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn này như cắt giảm thuế, có các gói hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải, giãn nợ bảo hiểm cho nhân viên...

Theo một số chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh hiện nay Chính phủ nên có những phương án cụ thể giúp các doanh nghiệp vận tải vượt qua khó khăn. Việc xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động cần phải thay đổi theo hướng hỗ trợ phục hồi và phát triển thay vì mục tiêu hỗ trợ thanh khoản để cầm cự.

Thảo Chi


Thảo Chi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]