(Baothanhhoa.vn) - Ngày 26-7, đoàn công tác của Bộ Công Thương do đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng dẫn đầu đã làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động của ngành công thương 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm và các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Thanh Hóa

Ngày 26-7, đoàn công tác của Bộ Công Thương do đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng dẫn đầu đã làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động của ngành công thương 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm và các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương phát biểu kết luận buổi làm việc.

Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Bá Oai, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Anh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp.

6 tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt 8,85%, cao hơn cùng kỳ và là mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây. Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển tương đối ổn định và đạt kết quả khá toàn diện. Công tác phát triển doanh nghiệp được đẩy mạnh, toàn tỉnh thành lập mới được 1.269 doanh nghiệp. Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 45.100 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khái quát tình hình phát triển của ngành công thương Thanh Hóa 6 tháng đầu năm.

Trong lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 14,6% so với cùng kỳ. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp truyền thống đều tăng, như: Xi măng, giầy dép, quần áo. Khu Kinh tế Nghi Sơn hiện đã thu hút được 175 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 110.000 tỷ đồng và 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 12,86 tỷ USD. Toàn tỉnh có 8 khu công nghiệp, trong đó có 5 khu công nghiệp được đầu tư hạ tầng kỹ thuật toàn bộ hoặc một phần, thu hút 312 dự án đầu tư trong nước và 21 dự án đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu đạt 1,097 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.

Để thúc đẩy phát triển hoạt động của ngành công thương, tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ Công Thương quan tâm, kêu gọi các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn công nghiệp, trung tâm logistics về đầu tư tại Thanh Hóa. Bên cạnh đó, quan tâm giải quyết những vướng mắc, đề nghị của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), nhất là việc tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn chạy thử và việc chuẩn bị những bước tiếp đầu tư giai đoạn 2 của nhà máy. Trong lĩnh vực điện năng, tỉnh đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, bố trí nguồn vốn cho chương trình cấp điện nông thôn tại Thanh Hóa. Bên cạnh đó, chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư lưới điện 110 KV theo đúng quy hoạch phát triển điện lực đã được quy hoạch. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam sớm đầu tư nhà máy lắp ráp sản xuất máy kéo ở Khu Công nghiệp Bỉm Sơn; chỉ đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư Nhà máy phân lân nung chảy và phân bón NPK của Công ty CP phân lân nung chảy Văn Điển tại Khu B - Khu Công nghiệp Bỉm Sơn; chỉ đạo Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến sâu quặng crom và thu hồi các khoáng sản khác có giá trị như niken, coban. Tạo điều kiện phát triển ngành cơ khí luyện kim chất lượng cao để tiêu thụ sản phẩm ferocrom của Thanh Hóa, đưa các nhà máy sản xuất ferocrom hoạt động trở lại. Bố trí tăng sản lượng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất bia, thuốc lá, ô tô.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Thanh Hóa đạt được trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt là trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Thanh Hóa thực sự là điểm sáng, là mô hình tốt về xúc tiến đầu tư nhờ sự chủ động của lãnh đạo tỉnh và những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thanh Hóa cũng đã tạo được những điểm nhấn quan trọng, tạo sức lan tỏa với những dự án tầm cỡ quốc gia, quốc tế, những dự án trọng điểm của ngành, lĩnh vực. Hạ tầng kinh tế kỹ thuật được đầu tư đồng bộ trong những năm qua đã tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh, nhiều chính sách mà tỉnh ban hành đã thể hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về phát triển công nghiệp, thương mại, từng bước hình thành được định hướng chiến lược phát triển của ngành, lĩnh vực.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển, nhất là xét từ góc độ thu ngân sách Nhà nước từ công nghiệp - thương mại. Do đó, đồng chí Bộ trưởng đề nghị, Thanh Hóa cần tiếp tục hoàn thiện về định hướng, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn theo xu thế mới, đáp ứng yêu cầu thị trường. Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan của Bộ Công Thương phối hợp, hỗ trợ tỉnh, nhất là trong việc xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư. Tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Xây dựng các chuỗi liên kết trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại. Quan tâm, trang bị cho doanh nghiệp những kiến thức về quản trị trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu. Trong lĩnh vực thương mại, cần chú trọng xây dựng, phát triển hệ thống thương mại theo hướng hiện đại, thúc đẩy các kênh phân phối. Về phía các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại cần tích cực, chủ động và mở rộng, tăng cường liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tiếp cận thời cơ kinh doanh, phương thức quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Các kiến nghị của tỉnh Thanh Hóa, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, xem xét, phân công cụ thể cho các cục, vụ, các tổng công ty trực thuộc Bộ nghiên cứu, tháo gỡ, đồng thời tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét những vấn đề vượt thẩm quyền.

Nhân chuyến thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hóa, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã trao số tiền 500 triệu đồng, ủng hộ nhân dân Thanh Hóa bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thăm Cảng Tổng hợp quốc tế Nghi Sơn.

Trước đó, sáng 26-7, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cùng đoàn công tác và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đi thăm Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Hiện nay, các phân xưởng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã tiến hành chạy thử, phần lớn đạt 50% công suất thiết kế. Quá trình chạy thử diễn ra an toàn, ổn định. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và hiện đang được bán cho một số nhà bao tiêu trong nước. Theo kế hoạch, cuối tháng 7 và đầu tháng 8, nhà máy sẽ nâng công suất chạy thử các phân xưởng lên 75% và đầu tháng 9 sẽ chạy thử 100% công suất thiết kế. Tháng 11, nhà máy sẽ chính thức vận hành thương mại. Dự kiến, trong năm 2018, nhà máy sẽ nhập khẩu 6 triệu tấn dầu thô, sản xuất và tiêu thụ 4 triệu tấn sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm xăng và dầu diesel của nhà máy đang gặp khó khăn do các nhà bao tiêu sản phẩm trong nước đã ký hợp đồng nhập khẩu dài hạn. Vì vậy, NSRP đề nghị Chính phủ và Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu một phần sản phẩm để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và tháo gỡ tình hình tài chính cho công ty. Ngoài ra, NSRP cũng đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ các thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng; chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tăng vốn góp theo cam kết.

Đại diện NSRP phát biểu tại buổi làm việc với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi nghe báo cáo quá trình thực hiện dự án, Bộ trưởng bộ Công thương Trần Tuấn Anh đánh giá cao nỗ lực của NSRP và các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện dự án. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt quan trọng của dự án, đồng thời khẳng định sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ, Bộ Công Thương và của tỉnh Thanh Hóa trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật để nhà máy xây dựng và hoạt động an toàn, hiệu quả. Những đề xuất, kiến nghị của NSRP thuộc thẩm quyền của Bộ sẽ được nhanh chóng xem xét, giải quyết. Với những vấn đề vượt thẩm quyền, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng lưu ý, do tiến độ của dự án đã chậm so với kế hoạch 16 tháng, trong khi chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa sẽ vận hành 100% công suất. Do đó, NSRP cần chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo. Trong đó, cần rút kinh nghiệm và khắc phục ngay những hạn chế trong công tác quản trị, tài chính, nhân sự của công ty; quan tâm đến công tác an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho dự án vận hành hiệu quả.


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]