(Baothanhhoa.vn) - Chỉ cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 7 km về phía Tây Nam, xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa) có nhiều điều kiện phát triển, nhất là lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Biến tiềm năng lợi thế của xã ven đô thành nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Biến tiềm năng lợi thế của xã ven đô thành nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Mô hình nuôi cá lồng trên hồ nước ngọt tại xã Đông Vinh cho doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Chỉ cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 7 km về phía Tây Nam, xã Đông Vinh (TP Thanh Hóa) có nhiều điều kiện phát triển, nhất là lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Từ khi con đường Vành đai phía Tây TP Thanh Hóa được đầu tư xây dựng chạy qua địa bàn, xã ven đô này càng phát huy được những lợi thế về giao thông để phát triển thương mại – dịch vụ. Những vùng đất nông nghiệp được liên kết với doanh nghiệp và các HTX xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả để cung ứng nông sản cho thị trường TP Thanh Hóa. Những tiềm năng, lợi thế ngày càng được phát huy, đã trở thành nguồn lực để Đông Vinh xây dựng các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) bền vững.

Với hơn 260 ha đất nông nghiệp, xã Đông Vinh đã hướng đến việc sản xuất theo chiều sâu với những mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, đa phần đất trồng lúa của xã đều được triển khai sản xuất thành các vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Nhiều vùng trồng lúa hiệu quả thấp trước kia đã được xã vận động chuyển đổi sang các mô hình trang trại, mô hình cây – con có giá trị kinh tế cao hơn. Hằng năm, xã đều phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh hoặc Trạm Khuyến nông TP Thanh Hóa để mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân trong sản xuất. Xã khuyến khích các doanh nghiệp và hộ gia đình trên địa bàn đầu tư mua sắm máy móc để đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa nông nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất và chi phí nhân công.

Chúng tôi được cán bộ xã Đông Vinh đưa đi thăm mô hình nuôi cá lồng trên hồ nước ngọt Đồng Ngán thuộc thôn Văn Khê trong xã. 48 lồng cá được đầu tư bài bản, quy mô với những con nuôi giá trị cao như cá lăng, trắm ốc, diêu hồng, thay nhau gối lứa, cho doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Theo ông Lê Hoàng, Chủ tịch UBND xã Đông Vinh, mô hình nuôi cá lồng trên hồ nước ngọt rộng tới 9 ha này triển khai từ năm 2016, được một doanh nghiệp tại TP Thanh Hóa liên kết sản xuất nên dễ dàng ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Cá thương phẩm đến thời kỳ xuất bán đều được phía doanh nghiệp bao tiêu 100% để đưa vào cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn ở TP Thanh Hóa. Mỗi năm, mô hình này cho thu hoạch hơn 100 tấn cá các loại, trong đó cá trắm ốc và cá lăng đều có giá từ 100 nghìn đồng/kg trở lên.

Hiện tại, trên địa bàn xã có tới 2 HTX, 25 doanh nghiệp, 120 hộ sản xuất, kinh doanh. Các hoạt động dịch vụ và ngành nghề truyền thống, như: Vận tải, thương mại, cơ khí, sản xuất đá xẻ, bê tông thương phẩm... phát triển mạnh. Các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển đã giúp cơ cấu kinh tế của địa phương thay đổi theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Kinh tế đa ngành được khơi dậy, góp phần giải quyết việc làm cho gần 2.100 lao động, chiếm 97,15% tổng số người trong độ tuổi lao động của xã. Số lao động còn lại, đều có việc làm tại các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn TP Thanh Hóa và các xã lân cận. Theo số liệu thống kê từ UBND xã Đông Vinh, thời điểm từ 30–1–2018 đến 30–1–2019, tổng thu nhập của xã trong lĩnh vực kinh tế đạt gần 140 tỷ đồng. Hiện thu nhập bình quân đầu người của địa phương đạt khoảng 42 triệu đồng/người/năm.

Từ những thành công trong khai thác tiềm năng sẵn có, nhất là tiềm năng kinh tế, chính quyền và các tầng lớp nhân dân xã Đông Vinh đã huy động các nguồn lực để về đích 19 tiêu chí xã đạt chuẩn NTM. Tính từ năm 2012 đến nay, xã Đông Vinh đã huy động các nguồn lực được gần 256 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó nhân dân đóng góp 28,4%, còn lại là nguồn ngân sách các cấp hỗ trợ và huy động doanh nghiệp. Các tuyến đường xã và liên xã qua địa bàn đều được kiên cố hóa với chiều rộng tối thiểu 6,5 m. Các tuyến đường trục thôn và liên thôn đều được bê tông hóa với chiều rộng nền đường tối thiểu 4m, có rãnh thoát nước để chống ngập vào mùa mưa lũ. Các tuyến giao thông nội đồng, công trình thủy lợi đều đã đạt chuẩn theo tiêu chí xây dựng NTM, bảo đảm phát triển các mô hình sản xuất. Cơ sở vật chất văn hóa và sân thể thao cấp xã cũng như các thôn đều được đầu tư khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Cơ sở vật chất tại các trường học trên địa bàn được đầu tư hiện đại, trạm y tế xã được đầu tư khang trang trên diện tích thoáng đãng ngay khu vực trung tâm xã. Vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm tiếp tục được chính quyền xã quan tâm, hiện chất thải sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn được thu gom, đưa đi xử lý theo các quy định về bảo vệ môi trường; chuồng trại chăn nuôi được đưa ra xa khu dân cư, hợp vệ sinh; 100% hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh...

Diện mạo vùng quê Đông Vinh đang có nhiều đổi thay bởi những khu nhà ở dân cư cao tầng, kiên cố san sát, tình trạng ô nhiễm môi trường được đẩy lùi. Vừa qua, Đông Vinh đã được thẩm định 19 tiêu chí, hiện đang chờ quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM. Thành công ấy được cấu thành bởi nhiều yếu tố, song không thể không kể đến quá trình phát huy tiềm năng, lợi thế tổng hợp của vùng ven đô để xây dựng các tiêu chí NTM.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]